Hội thảo “Tổng quan cung cầu gỗ của Việt Nam: thực trạng và xu hướng.”

335 Lượt xem

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình định (FPA Bình Định) và Tổ chức Forest Trends phối hợp tổ chức Hội thảo “Tổng quan cung cầu gỗ của Việt Nam: thực trạng và xu hướng.” Mục tiêu chính của Hội thảo là đưa ra bức tranh ban đầu về tổng quan cung – cầu gỗ của Việt Nam, tập trung vào bốn khía cạnh chính (i) lượng cung nguyên liệu gỗ trong nước, (ii) lượng cung gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu, (iii) lượng gỗ và sản phẩm tiêu thụ nội địa và (iv) lượng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu. Hội thảo có sự tham gia của 59 đại biểu, từ các cơ quan: Văn phòng Chính phủ Tổng cục Lâm Nghiệp (Bộ NN& PTNT) Cục XNK (Bộ Công thương) Ban Kinh tế Trung Ương Các cơ quan nghiên cứu: (Học viện Khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp) Các Hiệp hội (VIFORES, HAWA, FPA Bình Định, Gỗ Đồng Kỵ, Cao Su, Giấy) Các tổ chức quốc tế, bao gồm cả chính phủ và phi chính phủ (EU, WWF, SFMI, VIFA), các chuyên gia tư vấn độc lập Các cơ quan thông tấn. Hội thảo đã nghe 4 bài trình bày, bao gồm: Tổng quan cung cầu gỗ của Việt Nam năm 2012 (Tô Xuân Phúc, Forest Trends). Cung gỗ tự nhiên từ diện tích rừng chuyển đổi (Nguyễn Vinh Quang, Forest Trends) Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 6 tháng đầu 2014 (Trần Lê Huy, Hiệp hội Gỗ Bình Định) Nguồn cung gỗ cao su của Việt Nam (Đặng Việt Quang, Forest Trends) Hội thảo đã lắng nghe các ý kiến phát biểu và thảo luận của các đại biểu từ Văn phòng Chính phủ, Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp và các Vụ thuộc Tổng cục (KHCN & HTQT, Phát triển rừng), Hiệp hội Cao su, Hội Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, VIFORES, HAWA, FPA Bình Định, Forest Trends. Hội thảo đã thảo luận và thống nhất các nội dung sau: Hiện các dữ liệu về cung cầu gỗ của Việt Nam còn thiếu, rời rạc và chưa hệ thống. Điều này dẫn đến việc thiếu một cách hiểu đầy đủ, sát thực tế về bức tranh cung – cầu gỗ của Việt Nam có liên quan đến bốn hợp phần đề cập ở trên. Việc xây dựng một hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật, tin cậy nhằm phản ánh chính xác thực trạng bức tranh cung – cầu gỗ của Việt Nam, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và phát triển thị trường gỗ là hết sức cần thiết. Những hoạt động phối hợp giữa VIFORES, HAWA, FPA Bình Định và Forest Trends (nhóm nghiên cứu) đang phối hợp thực hiện, với mục tiêu đưa ra bức tranh cung – cầu gỗ của Việt Nam là rất quan trọng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hoạt động mang tính chất nền móng. Các số liệu ban đầu về tổng thể cung cầu gỗ của Việt Nam do nhóm nghiên cứu bước đầu đưa ra cần tiếp tục được xem xét kỹ hơn về phương pháp, bao gồm nguồn thông tin và các phương pháp tính toán. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo các dữ liệu đưa ra về các hợp phần hình thành lên cung cầu cần phản ánh chính xác thực trạng và xu thế cung cầu gỗ của Việt Nam. Các đại biểu tham gia Hội thảo cam kết mạnh mẽ, sẽ phối hợp tham gia cùng với nhóm nghiên cứu trong việc xem xét kỹ hơn về phương pháp nghiên cứu nhằm đảm bảo các dữ liệu đưa ra được minh bạch, tin cậy, hệ thống và đạt được sự đồng thuận cao nhất của các bên liên quan. Nguồn dữ liệu được công bố cần tiệm cận nhất thực trạng và xu thế cung cầu gỗ của Việt Nam. Các đại biểu từ các cơ quan quản lý Nhà nước đề nghị thành lập Tổ Công tác, với sự tham gia của các cơ quan có liên quan của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), Cục XNK (Bộ Công thương), Cục Thông tin (Tổng cục Hải Quan), Tổng cục Thống kê và đại diện các cơ quan đang thực hiện nghiên cứu (VIFORES, HAWA, FPA Bình Định, Forest Trends) nhằm xây dựng các cơ sở dữ liệu về cung cầu gỗ có hệ thống, tin cậy, minh bạch và sát với thực tế. Đại diện của Tổng cục Lâm nghiệp cũng đề nghị nhóm nghiên cứu phối hợp và hỗ trợ Tổng cục trong việc cung cấp các thông tin có liên quan đến XNK gỗ nguyên liệu của Việt Nam, tính toán lượng cung từ nguồn cây phân tán, đánh giá vai trò gỗ rừng trồng của hộ gia đình, thị trường tiêu dùng nội địa. Nhóm nghiên cứu đã thể hiện cam kết phối hợp với Tổng cục trong thời gian tới, trong điều kiện tốt nhất về nguồn lực của nhóm. Để biết thêm thông tin chi tiết về Hội thảo, xin liên hệ bà Cao Thị Cẩm, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (info@vietfores.vn) hoặc ông Tô Xuân Phúc (pto@forest-trends.org) Tổng hợp từ hội thảo

Bài viết liên quan