Hỏi đáp Giải trình gỗ nhập khẩu

#
Tiêu đề
Lĩnh vực
Ngày trả lời

Ngày 15/12/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông ban hành mã HS mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thuộc các phụ lục CITES. Mã HS được liệt kê bao gồm: HS 44 và 94.

Xem văn bản tại: 152-Bộ NN&PTNT_Danh muc g&SPG thuoc phu luc CITES

2

Kính gửi DN,

Ban thư ký CITES ra thông báo đình chỉ thương mại các loài thuộc phụ lục CITES với Angola cho đến khi có thông báo mới. Khuyến khích các bên cấp giấy phép nhập khẩu loài thuộc phụ lục II tham vấn (hỏi ý kiến về) danh sách trong quá trình xử lý đơn xin cấp phép. Trân trọng thông báo, VP Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN.

Xem thông báo tại: https://vietfores.org/wp-content/uploads/2024/02/118-E-Notif-2024-033.pdf

Trân trọng,

VP Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN

Kính gửi DN,

Ban thư ký công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ra thông báo đình chỉ thương mại các loài thuộc phụ lục CITES vì mục đích thương mại từ ba quốc gia Oman, Libya, Dominica. Chi tiết văn bản xem tại:

  1. E-Notif-2024-032 (Suspend trade from Oman): https://vietfores.org/wp-content/uploads/2024/02/117-E-Notif-2024-032-Suspend-trade-from-Oman.pdf
  2. E-Notif-2024-031 (Suspend trade from Libya): https://vietfores.org/wp-content/uploads/2024/02/117-E-Notif-2024-031-Suspend-trade-from-Libya.pdf
  3. E-Notif-2024-030 (Suspend trade from Dominica): https://vietfores.org/wp-content/uploads/2024/02/117-E-Notif-2024-030-Suspend-trade-from-Dominica.pdf

Trân trọng,

Văn phòng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN

Một số lưu ý khi thương mại hàng hóa sang Nigeria

Theo nguồn vietnamexport.com, những thách thức tiềm tàng khi kinh doanh ở Nigeria bao gồm tham nhũng, đe dọa mạng và rủi ro chính trị với bạo lực, khủng bố và bắt cóc đòi tiền chuộc vẫn còn hiện diện Hơn nữa, những điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn và sự biến động của thị trường liên quan đến tỷ giá, sự khan hiếm ngoại tệ, sự mất niềm tin cao độ của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như sự chảy máu chất xám, nguồn nhân lực cao của Nigeria sang các nước phát triển… là những trở ngại khác cần được quan tâm và theo dõi khi doanh nghiệp Việt Nam đang cân nhắc việc đầu tư, kinh donh tại Nigeria. Một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại các nước châu Phi nói chung và tại Nigeria nói riêng:

  1. Các doanh nghiệp khi giao dịch tại khu vực châu Phi cần thẩm tra, xác minh doanh nghiệp kỹ trước khi thực hiện hợp tác và ký kết hợp đồng. Để tránh bị rủi ro, khi ký hợp đồng xuất khẩu-nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước nên áp dụng hình thức thanh toán “Thư tín dụng không hủy ngang, thanh toán ngay (Irrevocable L/C, At sight).
  2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nếu thanh toán theo hình thức đặt cọc thì nên yêu cầu đối tác đặt cọc ở mức cao, khoảng từ 30% – 50% giá trị đơn hàng, nhất là đối với các đơn hàng mới và lần đầu.
  3. Không nên chuyển tiền với bất cứ hình thứ nào khi đối tá đề nghị, ví dụ: phí môigiới, phí luật sư, v.v.
  4. Để tìm kiếm khách hàng tại châu Phi, doanh nghiệp nên liên hệ với các Thương vụ- Đại sứ quán Việt Nam tại các nước châu Phi và các Đại sứ quán châu Phi tại Hà Nội.

Kính gửi DN,

Ban thư ký công ước CITES đã ban hành thông báo về việc cấm thương mại các loài thuộc phụ lục CITES đồi với Guinea. Thông báo này thay thế thông báo số 2022/82 ngày 5/12/2022.

Xem thông báo tại: 104-E-Notif-2023-128

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ VP Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN hotline: 0983477178; email: info@vietfores.org.vn

 

Kính gửi: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Doanh nghiệp nhập khẩu gỗ GÕ ĐỎ từ South sudan và quá cảnh qua Uganda và Kenya. Nguồn gốc gỗ từ South Sudan và nước này không tham gia công ước về Cites. Em muốn hỏi là việc nhập khẩu gỗ từ nước không tham gia Cites có cần xin giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam không ạ, hoặc cần giấy tờ gì.? Trong trường hợp South sudan cấp hạn ngạch xuất khẩu (Quota) thì DN có được nhập khẩu không ạ?. Hoặc sau ngày 24/2/2023 nếu Em tiếp tục nhập khẩu gỗ gõ đỏ có nguồn gốc south sudan thì có cần phải giấy phép Cites nữa không ạ. Em cảm ơn.

Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) là một hiệp ước đa phương. Công ước được đưa ra ký kết năm 1973 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1975. Công ước CITES chỉ áp dụng ở các quốc gia thành viên thực hiện công ước (175 quốc gia thành viên). Do đó, khi thông báo về việc sửa đổi, bổ sung các loài gõ đỏ vào phụ lục II của CITES (ngày 24/2/2023), tất cả các lô hàng nhập khẩu các loài thuộc các phụ lục CITES từ các quốc gia thành viên phải có giấy phép CITES xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia này, trừ khi một trong các quốc gia nộp bảo lưu không thực hiện thông báo. Tuy nhiên, nhập khẩu gỗ thuộc các phụ lục của CITES từ các quốc gia không tham gia công ước thì không yêu cầu giấy phép CITES và DN thực hiện nhập khẩu như bình thường.

Nam Sudan (South Sodan) không tham gia là thành viên của CITES. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể liên lạc với Bộ bảo tồn hoang dã và du lịch của Nam Sudan để biết thêm thông tin về các quy định khai thác và xuất khẩu gỗ. Chi tiết liên lạc như sau:

Bộ bảo tồn hoang dã và du lịch

Điện thoại:  +211 913 152 374

Người liên lạc: Bà Lona Nalurit Darius Gore-Director, Multilateral Environment Agreements

Email: lonagore2005@gmail.com

Lưu ý: Hạn ngạch của một quốc gia đưa ra là một kế hoạch cho việc khai thác và thương mại gỗ với các loài nguy cấp quy hiếm. Hạn ngạch chỉ là một bằng chứng pháp lý chứ không phải là một tài liệu bắt buộc để thông quan. Nhập khẩu gỗ thuộc các phụ lục CITES từ các quốc gia thành viên phải có giấy phép CITES xuất khẩu.

Kính gửi: VIFOREST

Tôi là DN tại làng nghề gỗ Liên Hà (Đồ gỗ Huy Lộc) sản xuất sản phẩm tượng gỗ từ gỗ Hoàng Đàn nhập khẩu có tên khoa học là Cupressus funebris. DN chúng tôi có nhận được đơn hàng xuất khẩu sang Đài Loan với số lượng 500 cái. DN mua gỗ nguyên liệu từ một nhà nhập khẩu gỗ và phân phối gỗ trong nước. Tôi rất mong VIFOREST hướng dẫn DN làm thủ tục cần thiết để xuất khẩu

Hoàng Đàn có tên khoa học Cupressus funebris là loài thực vật không thuộc danh mục các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm thuộc các phụ lục của CITES nên DN làm hồ sơ xuất khẩu theo hướng dẫn tại Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản và Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính: Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể DN phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Bảng kê lâm sản/ Phiếu đóng gói hàng hóa (Parking list)
  • Chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa (Contract)
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Cerfitication of Origin)

Đối với chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), nếu doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu thì phải đăng ký Hồ sơ thương nhân.

DN lưu ý phải có bộ hồ sơ gỗ nhập khẩu gỗ Hoàng dàn quy định tại Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm:

  • Đơn đề nghị cấp C/O;
  • Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh: 01 bản gốc và 03 bản sao;
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “sao y bản chính“);
  • Hồ sơ gỗ nhập khẩu

Như đã nêu ở trên, DN cần yêu cầu nhà cung ứng gỗ Hoàng Đàn cung cấp bộ hồ sơ gỗ nhập khẩu bản sao có đóng dấu chứng thực của công ty. DN lưu ý theo quy định của Nghị định 102, DN phải lưu trữ bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu, bảng kê lâm sản của nhà cung ứng. DN có thể liên hệ với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam để được hỗ trợ.

Kính gửi: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Tập đoàn chúng tôi (ROYAL GROUP – Đồng Nai) dự kiến mở ngành nghề sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp sang Mỹ. Chúng tôi được biết Hoa Kỳ đang gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại với các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam do nghi ngờ có sự chuyển dịch gia công các sản phẩm bán thành phẩm từ TQ để xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng tủ gỗ và gỗ dán cứng. Kính mong cơ quan hỗ trợ chỉ dẫn các yêu cầu đối với sản phẩm gỗ nội thất khi thâm nhập thị trường Hoa kỳ để tránh rủi ro đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.

Trường hợp công ty chủ động nguồn nguyên liệu hợp pháp và tỷ lệ nguyên liệu đầu vào xuất xứ Trung Quốc = 0% thì có bị ảnh hưởng bởi cuộc điều tra lẩn tránh thuế không ạ? Hay bây giờ, công ty chờ có kết luận mới tiến hành thực hiện dự án ạ vì công ty đã có đơn đặt hàng của khách bên Mỹ rồi ạ (giá trị khoảng 4-5 tỷ ạ). Mong nhận được phản hồi từ quý Hiệp Hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam ạ!

Để bảo hộ sản xuất trong nước, các quốc gia tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới thường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tính đến nay, ngành gỗ đã trải qua 5 vụ việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp và 1 vụ việc phòng vệ thương mại đối với đồ gỗ nhập khẩu từ Malaysia và Trung Quốc. Năm 2010, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam và đã quyết định áp mức 240 USD/m3. Năm 2020, CANADA khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm từ Trung Quốc và Việt Nam. Đến 11/8/2021, Canada đã quyết định áp thuế từ 17,44 %- 89,77% cho 7 công ty của Việt Nam. Kể từ năm 2020 đến nay, Bộ Thương mại Hoa kỳ (DOC) đang tiến hành 2 vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu từ VN. Vụ việc thứ nhất: vào ngày 17/6/2020, DOC đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng gỗ dán cứng do nghi ngờ có sự chuyển dịch gỗ dán cứng từ Trung Quốc sang Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp đối với Trung Quốc. DOC sẽ ban hành phán quyết cuối cùng vào 31/1/2023. Vụ việc thứ hai: vào ngày 24/5/2022 DOC khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng tủ gỗ và bàn trang điểm và các cấu kiện. DOC dự kiến ban hành phán quyết cuối cùng vào tháng 6 năm 2023.

Kể từ khi khởi xướng điều tra, các nhà mua hàng Hoa Kỳ đã hạn chế mua các mặt hàng này từ Việt Nam do lo ngại bị áp thuế. Các DN trong nước sản xuất tủ gỗ và bản trang điểm và cấu kiện đã gần như đóng cửa do nhu cầu giảm. Nhu cầu suy giảm không xuất phát từ nguyên nhân điều tra mà là sự suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ. Đối với vụ việc điều tra gỗ dán cứng, DOC áp dụng cơ chế tự chứng nhận cho các doanh nghiệp hợp tác tốt trong quá trình điều tra. Tuy nhiên, chưa có cơ chế đối với doanh nghiệp không tham gia điều tra hoặc DN mới xuất khẩu. Do đó chưa thể khẳng định rằng DN mới xuất khẩu có bị áp thuế hay không, đặc biệt với trường hợp của Royal Group.

Từ lý do trên, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) khuyến nghị Royal Group cần đánh giá kỹ nhu cầu của khách hàng và chưa nên sản xuất quy mô lớn ở thời điểm hiện tại. Royal Group có thể xem xét sản xuất các mặt hàng khác hoặc đánh giá nhu cầu của nhiều thị trường hơn ngoài Hoa Kỳ.

  • Tránh rủi ro đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu:

Việc các nước nhập khẩu gỗ gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam nói chung và gỗ nói riêng là không thể tránh khỏi. Do đó, doanh nghiệp phải chủ động tăng cường năng lực bảo vệ DN khỏi các tác động tiêu cực của các vụ việc này. Một trong những việc quan trọng cần thiết là tăng cường quản lý và truy xuất nguồn gốc và quản lý chuỗi cung ứng gỗ.

Điểm chung ở các vụ việc điều tra là những DN hợp tác tốt, nghĩa là tham gia trả lời đầy đủ và chính xác bảng hỏi, sẽ không bị áp thuế hoặc chỉ áp một mức thuế rất thấp. Do đó, để giảm thiểu rủi ro áp thuế đối với các vụ việc kiện phòng vệ thương mại, Royal Group cần tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, áp dụng quản lý chuỗi cung ứng và hệ thống kế toán bằng phần mềm. Đối với gỗ nhập khẩu DN tuân thủ các quy định của Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam. DN lưu ý chụp và lưu trữ hồ sơ theo quy định và sẵn sàng cung cấp các chừng từ khi có yêu cầu.

  • Không sử dụng nguyên liệu gỗ từ Trung Quốc thì không nằm trong phạm vi điều tra.

Lý do Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra sản phẩm gỗ dán cứng và tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam vì có nghi ngờ có sự chuyển tải các sản phẩm này ở dạng bán thành phẩm vào Việt Nam, sau đó gia công – hoàn thiện để xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Do đó, nếu DN không sử dụng nguyên liệu gỗ từ Trung Quốc thì không nằm trong pham vi điều tra. Tuy nhiên, quá trình điều tra đang diễn ra và Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa ban hành cơ chế cụ thể đối với các DN không tham gia vào tiến trình và đặc biệt là cơ chế tự chứng nhận đối với các DN mới xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Do đó, để biết rõ DN có bị áp thuế hay không và mức thuế áp dụng bao nhiêu, DN phải chờ đến khi có kết quả cuối cùng. Thời gian dự kiến là tháng 6 năm 2023.

Để cập nhật thông tin thường xuyên và quá trình điều tra và động thái của các bên, DN có thể đăng ký tài khoản ACCESS tại https://access.trade.gov/ và truy cập thường xuyên để có thông tin cập nhật. Bất kỳ động thái nào, VD: các bình luận, bảng câu hỏi và trả lời, thư phản đối, đều được DOC đăng công khai trên trang access để các bên biết.

Đề biết thêm thông tin, đề nghị DN liên hệ văn phòng Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, địa chỉ 189 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Hotline: 0983477178

Đặt câu hỏi

  • Hướng dẫn đặt câu hỏi

    Chọn lĩnh vực hỏi đáp phù hợp

    Bố cục câu hỏi nên bao gồm 2 phần. Phần 1 mô tả vấn đề và phần 2 khó khăn, vướng mắc cần giải đáp

    Điền địa chỉ email để nhận câu trả lời

    Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam sẽ trả lời câu hỏi của tổ chức/ cá nhân trong 3 ngày làm việc. Câu hỏi và câu trả lời hay sẽ được lựa trọn để chia sẻ lên mục hỏi đáp DDS

    • Chọn lĩnh vực hỏi đáp:

      Họ tên:

      Email:

      Điện thoại:

      Câu hỏi và câu trả lời hay sẽ được lựa trọn để đăng lên phần hỏi đáp DDS

    • Dịch vụ công

    • Contact Me on Zalo
      0983.477.178