Hỏi đáp Giải trình gỗ nhập khẩu

#
Tiêu đề
Lĩnh vực
Ngày trả lời

Kính gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam,

Công ty tôi đang có dự định nhập khẩu gỗ hương đá từ Zambia, tuy nhiên công ty tôi lại không nắm rõ được thủ tục nhập khẩu cũng như những vấn đề cần lưu ý khi nhập khẩu. Chúng tôi kính đề nghị Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam hướng dẫn chúng tôi quy trình nhập khẩu loại gỗ này?

Trân trọng cảm ơn.

Kính gửi doanh nghiệp,

Doanh nghiệp căn cứ vào các hướng dẫn tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan để làm thủ tục hải quan thông quan hàng hóa.

Đối với hồ sơ gỗ nhập khẩu, doanh nghiệp căn cứ vào Điều 7 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (sau đây gọi tắt nghị định 102/2020/NĐ-CP), có hiệu lực từ ngày 30/10/2020. Cụ thể, doanh nghiệp thực hiện các bước sau:

  1. Tra thông tin về loài/ loại gỗ bao gồm tên khoa học và tên thương mại (nếu có) để biết loài có thuộc danh mục CITES hoặc cấm nhập khẩu vào Việt Nam hay không? Nếu thuộc danh mục CITES thì doanh nghiệp phải làm thủ tục xin cấp phép CITES tại Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
  2. Doanh nghiệp tra cứu danh mục các quốc gia ký kết FLEGT với EU trên trang webtite của VIFOREST (https://www.euflegt.efi.int/where-we-work ) để biết nước xuất khẩu đã ban hành giấy phép FLEGT đối với gỗ xuất khẩu hay chưa?
  3. Doanh nghiệp tra cứu danh mục loại gỗ rủi ro cung cấp trên trang website của VIFOREST (https://vietfores.org/danh-muc-loai-go-rui-ro-khi-nhap-khau-vao-viet-nam/) để tra cứu loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam.
  4. Doanh nghiệp tra cứu danh mục vùng đia lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 4832/QĐ-BNN-TCLN 27/11/2020 trên trang website của VIFOREST (https://vietfores.org/wp-content/uploads/2021/11/PLII.QD-4832.QD-BNN-TCLN-ve-Danh-sach.pdf) để biết quốc gia khai thác có thuộc vùng địa lý tích cực hay không.

Gỗ thuộc phụ lục CITES và đã có giấy phép CITES hoặc có giấy phép FLEGT thì doanh nghiệp chỉ cần lập bảng kê gỗ nhập khẩu theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP.

Trường hợp gỗ thuộc loại rủi ro hoặc được khai thác từ vùng địa lý không tích cực thì doanh nghiệp phải kê khai theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP các tài liệu bổ sung và đề xuất các biên pháp giảm thiểu rủi ro liên quan.

Ngoài các hồ sơ quy định cho nhập khẩu gỗ như: Kiểm định thực vật (Phyto), Chứng nhận xuất xứ nguồn gốc (Certificate of Origin), Tờ khai hải quan, v.v., theo Quyết định 4832/QĐ-BNN-TCLN, Zambia là quốc gia không thuộc vùng địa lý tích cực nên doanh nghiệp phải bổ sung vào Mẫu số 03 (Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu) ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP, cụ thể doanh nghiệp phải cung cấp một trong các loại tài liệu bổ sung như sau: 1) Giấy phép xuất khẩu/Đăng ký xuất khẩu; 2) Giấy phép phai thác hàng năm và/hoặc tài liệu chứng minh được phép khai thác gỗ; 3) Chứng chỉ tự nguyện hoặc chứng chỉ quốc gia của nước xuất khẩu; 4) Các tài liệu bổ sung khác  vàđính kèm bản sao các tài liệu này (nếu có).

Trân trọng,

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam

Kính gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam,

Doanh nghiệp chúng tôi nhập khẩu gỗ tại Pháp, gỗ có nguồn gốc từ Cameroon. Để cung cấp tài liệu bổ sung và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin ở đâu? Hoặc hỏi cơ quan thẩm quyền nào?

Trân trọng cảm ơn.

Kính gửi Doanh nghiệp,

Trước hết doanh nghiệp phải xác định rõ loại gỗ và quốc gia xuất khẩu gỗ mà doanh nghiệp nhập khẩu có phải kê khai mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP (NĐ 102) hay không. Hiện tại có 2 ý kiến: (1) Theo quy định, nếu không thuộc loài rủi ro và thuộc vùng địa lý tích cực; hoặc có giấy phép CITES, hoặc có giấy phép FLEGT (hiện tại duy nhất Indonesia cấp giấy phép này) thì không cần kê khai mẫu số 03 ban hành kèm theo NDD102. (2) Không bao giờ có rủi ro bằng không. Do vậy, để an toàn cho kinh doanh và hoàn toàn tuân thủ theo Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU, việc thực hiện trách nhiệm giải trình (DD – Due Diligent) là cần thiết. Mẫu số 03 tại NDD102 dùng để liệt kê các biện pháp giảm thiểu rủi ro mà công ty đã thực hiện và các hồ sơ bằng chứng thu thập được trong quá trình thực hành DD. Ví dụ: Giấy phép xuất khẩu, Giấy chứng nhận quản lý rừng bền vững (FSC, PEFC, MTCC, SFI v.v.), Giấy phép khai thác, v.v

Xác định quốc gia xuất khẩu gỗ vào Việt Nam là quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hay không, doanh nghiệp có thể tra cứu theo Danh sách đã công bố của Bộ NN & PTNT trong Quyết định 4832/QĐ-BNN-TCLN 27/11/2020 trên website của VIFOREST (https://vietfores.org/wp-content/uploads/2021/11/PLII.QD-4832.QD-BNN-TCLN-ve-Danh-sach.pdf). Trong trường hợp này, quốc gia xuất khẩu là Pháp, quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực.

Lưu ý 1: Mặc dù Pháp là quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực, quốc gia khai thác là Cameroon, không thuộc vùng địa lý tích cực. Hơn nữa, trên thực tế ít khi gỗ đi từ Cameroon, sang Pháp và về Việt Nam. Thường DN xuất khẩu và/hoặc DN thương mại chỉ sở hữu và làm nhập – xuất khẩu trên giấy tờ, gỗ thường được chuyên từ Cameroon sang Việt Nam để giảm thiểu chi phí. Trên đường vận chuyển, có thể phát sinh thêm nhiều rủi ro khác. Trách nhiệm giải trình nên được thực hiện.

DN cần biết tên loài (tên khoa học) để tra cứu xem loài có thuộc loài rủi ro hay không theo Danh sách đã công bố của VNFOREST được trình bày tại website của VIFOREST (https://vietfores.org/danh-muc-loai-go-rui-ro-khi-nhap-khau-vao-viet-nam/). Nếu loài thuộc danh mục loại gỗ rủi ro, doanh nghiệp phải kê khai theo mục mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP.

Nếu DN nhập khẩu loài có tên trong CITES và DN có giấy phép CITES hoặc nếu lô hàng có giấy phép FLEGT thì việc kê khai mẫu 03 NĐ 102 là không bắt buộc. Tuy nhiên, giấy phép FLEGT hiện tại chỉ mới cấp bởi Indonesia.

Lưu ý 2: Cần kiểm tra các danh sách vùng địa lý tích cực và loài rủi ro tại thời điểm nhập khẩu vì 2 danh sách này có thể thường xuyên thay đổi.

Nếu gỗ thuộc phụ lục CITES thì doanh nghiệp phải kiểm tra giấy phép CITES của quốc gia khai thác, quốc gia xuất khẩu, và làm thủ tục xin cấp giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan Quản Lý CITES Việt Nam cấp trước khi làm thủ tục nhập khẩu..

Để kê khai vào mục C và D, doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin quy định pháp lý gỗ của Cameroon xây dựng bởi Prefer by Nature (NepCon) dưới sự tài trợ của GIZ tại trang website của VIFOREST (https://vietfores.org/wp-content/uploads/2021/11/Camaroon.pdf). Các thông tin bao gồm cập nhật quy định về khai thác hiện hành; danh mục loài cấm xuất khẩu; các quy định về chế biến và xuất khẩu. Trang thông tin còn cung cấp các rủi ro và khuyến nghị biện pháp giảm thiểu và các mẫu giấy chứng nhận để doanh nghiệp tham khảo, yêu cầu nhà cung ứng cung cấp khi đàm phán hợp đồng và để đối chiếu để phát hiện giấy phép giả.

Trân trọng,

VIFOREST

Kính gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST),

Gỗ nhập khẩu vào Việt Nam qua các chuỗi cung ứng khác nhau. Một là nhập khẩu trực tiếp từ quốc gia khai thác và hai là qua các doanh nghiệp thương mại gỗ ở các nước khác nhau.

Công ty chúng tôi nhập khẩu gỗ qua một nhà cung cấp tại Hồng Kông, gỗ có nguồn gốc từ Nam Phi. Theo danh mục quốc gia và vùng địa lý tích cực thì Hồng Kông không thuộc vùng địa lý tích cực nên khi khai báo doanh nghiệp phải thực hiện kê khai theo mẫu số 03. Tuy nhiên, theo doanh nghiệp được biết, Hồng Kông là lãnh thổ của Trung Quốc và vì vậy quốc gia này thuộc vùng địa lý tích cực. Vì vậy, chúng tôi kính đề nghị VIFOREST cho chúng tôi biết khi nhập khẩu từ Hồng Kông doanh nghiệp có phải lập bảng kê theo mẫu số 03 hay không?

Trân trọng cảm ơn.

Kính gửi doanh nghiệp,

Do Hồng Kông là đặc khu hành chính của CHND Trung Hoa nên Hồng Kông thuộc vùng địa lý tích cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý đến loại gỗ nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan. Nếu loại gỗ nhập khẩu có giấy phép CITES, và có giấy phép FLEGT (hiện nay chỉ duy nhất Indonesia cấp phép) thì ko phải làm trách nhiệm giải trình.

Doanh nghiệp có thể tra cứu danh mục loài thuộc phụ lục CITES và loại gỗ rủi ro trên trang website của VIFOREST (https://vietfores.org/danh-muc-loai-go-rui-ro-khi-nhap-khau-vao-viet-nam/

Trân trọng,

VIFOREST

Kính gửi Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam,

Các doanh nghiệp gỗ của nước ta đang nhập khẩu gỗ từ trên 110 quốc gia khác nhau. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, các quốc gia khai thác và xuất khẩu gỗ vào Việt Nam đang đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào cấp phép. Nhiều quốc gia đã áp dụng cấp phép điện tử Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và cung cấp mã xác minh trực tuyến trên cổng thông tin của quốc gia.

Công ty chúng tôi nhập khẩu gỗ và đối tác chỉ cung cấp theo lô hàng giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật bản điện tử. Theo Điều 6 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014, doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (trích văn bản: “Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể”). Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải làm gì để hồ sơ hợp lệ khi đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch tại Việt Nam?

Trân trọng cảm ơn.

Kính gửi doanh nghiệp,

Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT, có hiệu lực từ 21/1/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2021 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Theo đó DN có thể nộp bản sao chụp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

Hiện nay chưa có quốc gia nào thực hiện thỏa thuận về công nhận giấy chứng nhận điện tử và hiện chưa có kết nối để nhận giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Cục Bảo vệ thực vật đang xúc tiến làm việc với các nước xuất khẩu để thống nhất và xây dựng hệ thống kết nối trao đổi Chứng nhận kiểm dịch thực vật điện tử phù hợp với các quy đinh pháp luật của Việt Nam và quốc tế.

Trân trọng,

VIFOREST

5
Thủ tục nhập khẩu gỗ
Chính sách thuế
11/09/2021

Kính gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam,

Công ty chúng tôi là doanh nghiệp mới thành lập, có nhu cầu nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ về Việt Nam qua cảng Hải Phòng. Chúng tôi đề nghị VIFOREST tư vấn cho chúng tôi quy trình nhập khẩu.

Xin chân thành cảm ơn.

Kính gửi Doanh nghiệp,

Chúng tôi xin gửi sau đây quy trình nhập khẩu gỗ:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ trước khi nhập khẩu:

– Kiểm tra xem sản phẩm gỗ xẻ bạn dự kiến nhập khẩu có thuộc danh mục CITES hay không?

+ Nếu không thì bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ: Hợp đồng, Invoice, Packing list, Bill, Phytosanitary – Giấy kiểm dịch thực vật, C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu có ).

+ Nếu thuộc danh mục CITES thì phải có giấy phép CITES cửa nước xuất khẩu cấp, cùng với bộ hồ sơ như trường không thuộc danh mục CITES.

 

Bước 2: Đăng ký kiểm dịch thực vật

Đây là công việc bắt buộc phải làm khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ xẻ, và phải thực hiện trước khi mở tờ khai hải quan.

 

Bước 3: Mở tờ khai hải quan

Căn cứ theo hồ sơ ban đầu, bạn mở tờ khai hải quan nhập khẩu cho lô hàng của mình. Chú ý ghi số tiếp nhận đăng ký kiểm dịch thực vật vào tờ khai nhé!

 

Bước 4: Thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ tại cơ quan hải quan

Tùy theo phân luồng tờ khai, bạn nộp hồ sơ với cán bộ hải quan. Sau đó kiểm hóa sản phẩm gỗ tại cảng.

Sau đó, thực hiện lấy mẫu để kiểm dịch thực vật

 

Bước 5: Nhận kết quả kiểm dịch thực vật và thông quan hàng hóa

Bạn nhận được kết quả kiểm dịch đạt yêu cầu. Hãy liên hệ cán bộ hải quan giải quyết hồ sơ để được cấp phép thông quan hàng hóa.

Bây giờ bạn chỉ cần in tờ khai, mã vạch, D/o liên hệ cảng để nhận hàng là xong.

Trân trọng,

VIFOREST

Đặt câu hỏi

  • Hướng dẫn đặt câu hỏi

    Chọn lĩnh vực hỏi đáp phù hợp

    Bố cục câu hỏi nên bao gồm 2 phần. Phần 1 mô tả vấn đề và phần 2 khó khăn, vướng mắc cần giải đáp

    Điền địa chỉ email để nhận câu trả lời

    Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam sẽ trả lời câu hỏi của tổ chức/ cá nhân trong 3 ngày làm việc. Câu hỏi và câu trả lời hay sẽ được lựa trọn để chia sẻ lên mục hỏi đáp DDS

    • Chọn lĩnh vực hỏi đáp:

      Họ tên:

      Email:

      Điện thoại:

      Câu hỏi và câu trả lời hay sẽ được lựa trọn để đăng lên phần hỏi đáp DDS

    • Dịch vụ công

    • Contact Me on Zalo
      0983.477.178