Hội thảo: “Thúc đẩy rừng trồng sản xuất quy mô hộ gia đình theo hướng quản lý rừng bền vững và có lợi nhuận ở Việt Nam”

12 Lượt xem

Trong hai ngày 28-29/9/2018, tại TP Huế, Viện KHLN Việt Nam phối hợp với Cơ quan nông lương thực phẩm và phát triển rừng (FFD) Phần Lan, Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổng cục Lâm nghiệp, Liên minh HTX và Hội nông dân VN tổ chức hội thảo: “Thúc đẩy rừng trồng sản xuất quy mô hộ gia đình theo hướng quản lý rừng bền vững và có lợi nhuận ở Việt Nam”. Tới dự hội thảo có sự hiện diện đặc biệt của ông Kari Kahiluoto – Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, GS.TS Võ Đại Hải – Giám đốc Viện KHLN Việt Nam, đại diện các tổ chức quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp, Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế, Liên minh HTX Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Câu lạc bộ Lâm nghiệp Việt Nam, CLB LN Thừa Thiên Huế và các hộ gia đình trồng rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Kari Kahiluoto – Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, phát biểu khai mạc hội thảo
Ông Kari Kahiluoto – Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, phát biểu khai mạc hội thảo

Hộ gia đình (HGĐ) đang quản lý khoảng 1,5 triệu ha rừng trồng sản xuất trên cả nước, chiếm 37% tổng diện tích rừng trồng ở Việt Nam. Nguồn nguyên liệu gỗ cung cấp từ HGĐ không chỉ bảo đảm về số lượng mà dần đã bảo đảm về chất lượng cho sản xuất đồ mộc xuất khẩu. Tuy nhiên, các thách thức đặt ra đối với hộ gia đình không hề nhỏ. Thu nhập từ rừng trồng thấp do HGĐ kinh doanh rừng gỗ nhỏ, chu kỳ ngắn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nghèo đói.

Để thảo luận sâu thách thức và tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu, hội thảo đã đặt ra 4 các chủ đề tương ứng với các thách thức nhằm tạo thời gian phù hợp cho đại biểu thảo luận và đề xuất các giải pháp cho mỗi chủ đề.

GS.TS Võ Đại Hải - GĐ Viện KHLN Việt Nam, phát biểu khai mạc
GS.TS Võ Đại Hải – GĐ Viện KHLN Việt Nam, phát biểu khai mạc

Các mô hình rừng trồng thâm canh và chuyển hóa rừng gỗ lớn đã được trình diễn tại huyện Phú Bài, Thừa Thiên Huế. Do mô hình mới được thiết lập từ năm 2016 nên chưa thấy rõ hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nhìn vào tốc độ tăng trưởng và hiệu suất đầu tư có thể hình dung được hiệu quả mà trồng rừng gỗ lớn mang lại. Song song với năng suất rừng trồng, người nông dân không phải lo lắng về đầu ra nguyên liệu. Công ty Scansia Pacific đã liên kết với các hộ gia đình thông qua HTX và cam kết thu mua toàn bộ gỗ nguyên liệu với giá cao hơn giá thị trường.

Đại biểu thăm quan rừng thực nghiệm các mô hình trồng rừng gỗ lớn
Đại biểu thăm quan rừng thực nghiệm các mô hình trồng rừng gỗ lớn và so sánh tăng trưởng loài giữa keo lai và keo lá tràm
Chủ tịch HTX trả lời câu hỏi của các thành viên trong đoàn
Chủ tịch HTX trả lời câu hỏi của các thành viên trong đoàn
Các chuyên gia chụp ảnh cùng đại diện Đại sứ quán Thụy Điển và đại diện PEFC tại khu rừng trồng gỗ lớn
Các chuyên gia chụp ảnh cùng đại diện Đại sứ quán Thụy Điển và đại diện PEFC tại khu rừng trồng gỗ lớn
Keo lai trồng 12/2011 tại Huế (2500 cây/ha), tỉa thưa 2015 (để lại 750 cây/ha)
Keo lai trồng 12/2011 tại Huế (2500 cây/ha), tỉa thưa 2015 (để lại 750 cây/ha)

 

Rừng trồng thâm canh 4 tuổi đã được cấp chứng chỉ FSC
Rừng trồng thâm canh 4 tuổi đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC
Ông Bùi Đình Toái - Chuyên gia VIFORES, trả lời câu hỏi trong hội nghị bàn tròn
Ông Bùi Đình Toái – Chuyên gia VIFORES, trả lời câu hỏi trong hội nghị bàn tròn

Diễn giả Trần Lâm Đồng, Viện KHLN Việt Nam, cho rằng qua thử nghiệm, các mô hình trồng rừng để lại thảm khô và bón phân sẽ giúp cây keo sinh trưởng với năng suất cao hơn là dọn sạch thảm khô, từ 3-4 m3/ha/năm.

Cao Thanh – VIFORES

Bài viết liên quan