Hội thảo: “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng keo lai, keo lá tràm vùng Nam Bộ”
38 Lượt xem
Ngày 19 tháng 6 năm 2019, tại số 1 Phạm Văn Hai, TP HCM, Dự án ITTO PD 815/16 Rev.2 (i) phối hợp với Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ tổ chức Hội thảo: “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng keo lai, keo lá tràm vùng Nam Bộ”. Tham dự hội thảo là các đại biểu đến từ Viện KH LN Nam Bộ, do TS Kiều Tuấn Đạt – Viện trưởng và ThS Trần Thanh Cao – Phó Viện trưởng đại diện tham dự; Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương do ông Điền Quang Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), TGĐ Công ty Minh Phát 2; ông Nguyễn Phúc – Phó Chủ tịch BIFA – Giám đốc Công ty TNHH LPK đại diện tham dự; ngoài ra, hội thảo còn được đón tiếp các đại biểu đến từ các công ty chế biến gỗ keo tại Đồng Nai, Vinafor TP HCM và hai công ty lâm nghiệp đang trồng rừng ở vùng Nam Bộ là Công ty LN Bình Thuận và U Minh.
Phát biểu khai mạc, ThS Trần Thanh Cao cho rằng, nghiên cứu về đặc tính của cây keo, điều kiện lập của địa vùng Nam Bộ và để xuất giải pháp là hoạt động rất có ý nghĩa khi gỗ keo đang là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng keo sẽ góp phần nâng cao chuỗi giá trị cho ngành. Năm 2018, được sự tài trợ của Dự án ITTO PD 815/16 Rev.2 (i), Viện đã tiến hành khảo sát nguồn cung và thực trang sử dụng gỗ keo tại vùng Nam Bộ. Viện cũng đã phối hợp với các trung tâm nghiên cứu giống, Công ty lâm nghiệp U Minh, nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, ưu – nhược điểm.
Các báo cáo tại Hội thảo đã nêu rõ thực trạng sử dụng gỗ nguyên liệu trong nước và nghiên cứu kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng keo ở vùng Nam Bộ. Có 3 nguồn cung quan trọng là gỗ từ rừng trồng tập trung, gỗ từ khai thác cây cao su và gỗ từ cây trồng phân tán. Lượng cung ứng tăng bình quân 1,65 triệu m3 giai đoạn 2016-2018. Năm 2018, tổng cung gỗ nguyên liệu truong nước là 27 triệu m3 trong đó khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 18,5 triệu m3, còn lại là gỗ từ cây phân tán và gỗ cao su. Nguồn nguyên liệu này chủ yếu sử dụng cho sản xuất dăm mảnh xuất khẩu, các loại ván, viên nén và sản xuất đồ mộc.
Trình bày tại hội thảo, ThS Trần Thanh Cao chia sẻ, gỗ keo ở vùng Nam Bộ chiếm 14% tổng nguyên liệu sử dụng cho chế biến đồ mộc xuất khẩu của cả nước năm 2018. Tuy nhiên, gỗ keo Nam Bộ sinh trưởng nhanh, mềm, tỷ lệ hao hụt sau sấy cao, nhiều mắt.
Các đại biểu tiếp tục thảo luận trong giờ giải lao. Bên trái là ông Quốc Anh, TGĐ Công ty Anh Quốc, một doanh nghiệp kinh doanh nguyên liệu gỗ keo và sx viên nén gỗ tại Đồng Nai
Phát biểu kết luận, TS Kiều Tuấn Đạt ghi nhận các ý kiến đóng góp, sẽ tiếp tục phối hợp với các công ty lâm nghiệp để nghiên cứu, thử nghiệm các giống mới cho năng suất, chất lượng cao. Thay mặt phân Viện, ông cảm ơn Dự án ITTO đã tài trợ cho nghiên cứu này.
Tin văn phòng.