Làng nghề chuyển đổi sản xuất

20 Lượt xem

Làng nghề chuyển đổi sản xuất

Thời gian:        Ngày 14/10/2024

Địa điểm:        Làng nghề mộc Liên Hà, Đan Phượng, Hà Nội

1. Thành phần tham dự

  • 6 làng nghề: Liên Hà, Liên Trung, Vạn Điểm, Thụy Lân, Đồng Kỵ, Thanh Lãng
  • 6 DN nhập khẩu GCP: Âu Việt, Tưởng Ngân, Cường An, ITT
  • Lãnh đạo 4 xã: Liên Hà, Vạn Điểm, Thụy Lân, Thanh Lãng
  • Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Việt Nam (VIFOREST)
  • Tổ chức Forest Trends

Xem chi tiết tại Danh sách tham dự

2. Các hoạt động chính

  • Tham quan cụm công nghiệp làng nghề mộc Liên Hà, Đan Phượng (cơ sở cung cấp ván nguyên liệu, cơ sở sản xuất veneer, cơ sở sản xuất đồ mộc, showroom, hệ thống PCCC)
  • Thảo luận về nhu cầu phát triển sản xuất và các yêu cầu về chính thức hóa kinh doanh để bảo đảm gỗ hợp pháp. Cập nhật chính sách về phát triển cụm công nghiệp tại các làng nghề và thực tế triển khai xây dựng cụm CN cho các làng nghề gỗ.
  • Trao đổi kinh nghiệm hình thành cụm công nghiệp làng nghề mộc Liên Hà
  • Chia sẻ về các mô hình chuyển đổi tại các làng nghề

3. Thực trạng quy định pháp luật về cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 3 năm 2024 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Quy định chung

  • Cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 05 ha.
  • Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề, có nghề truyền thống.

Điều kiện thành lập cụm công nghiệp:

  • Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện
  • Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
  • Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha.

Điều kiện mở rộng cụm công nghiệp:

  • Tổng diện tích cụm công nghiệp sau khi mở rộng không vượt quá 75 ha; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
  • Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
  • Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;
  • Hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung thiết yếu (gồm: Đường giao thông nội bộ, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải) theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030[1]

  • Chính phủ khuyến khích phát triển, mở rộng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ tập trung tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển.
  • UBND cấp tỉnh Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về quỹ đất, mặt bằng đầu tư nhà máy, cơ sở sản xuất chế biến gỗ. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết, quy hoạch, hỗ trợ xây dựng hạ tầng nhằm tạo khu vực cung ứng, chế biến gỗ tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho chế biến gỗ) trên địa bàn.
  • Các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến gỗ Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

4. Thông tin chính từ cuộc trao đổi

  • Có được cụm công nghiệp riêng biệt sẽ giúp làng nghề phát triển bền vững và hợp pháp. Thứ nhất, cụm công nghiệp cách xa khu dân cư sẽ giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi cho khu dân cư. Thứ hai, khi có mặt bằng sản xuất riêng biệt và ổn định, các cơ sở sẽ yên tâm tập trung đầu tư phát triển. Thứ ba, các cơ sở sản xuất sẽ đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh với UBND huyện, chứ không hoạt động trôi nổi ngoài phạm vi quản lý của các cơ quan nhà nước. Đây là những yếu tố đầu tiên giúp đảm bảo tính hợp pháp của gỗ đối với các cơ sở sản xuất đồ gỗ.
  • Liên Hà là làng nghề đã xây dựng thành công cụm công nghiệp số 1 (cụm công nghiệp cũ) từ năm 2008 và vừa mới đưa vào vận hành cụm công nghiệp số 2 (cụm công nghiệp mới) năm 2021. Các làng nghề mộc khác như Vạn Điểm (Hà Nội), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Thụy Lân (Hưng Yên) và Thanh Lãng (Vĩnh Phúc) cũng đang có định hướng tương tự như Liên Hà. Mỗi làng nghề đều có khó khăn riêng: Vạn Điểm không có quỹ đất do xã được quy hoạch làm khu đô thị vệ tinh; Đồng Kỵ chưa thống nhất được phương án; Thụy Lân và Thanh Lãng đang trong giai đoạn thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Đây là cơ hội tốt để các làng nghề tham quan và học hỏi kinh nghiệm của Liên Hà.
  • Theo chia sẻ của Liên Hà, khi hình thành cụm công nghiệp cũ trong năm 2006, việc thu hồi đất thuận lợi hơn vì giá đất lúc đó chưa cao. Lúc đó, bà con mong muốn phát triển quê hương nên sẵn sàng cung cấp đất mặc dù giá đền bù không cao. Tuy nhiên, khi hình thành cụm công nghiệp mới trong năm 2019, giá đất tăng cao khiến UBND xã gặp khó khăn trong việc thu hồi đất. Đây cũng là khó khăn chung của các làng nghề khác hiện đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, phương án giao đất sản xuất cho các cơ sở bằng hình thức đấu thầu đẩy chi phí đầu tư ban đầu của các cơ sở lên cao, khoảng 3-4 tỷ đồng/lô 300 m2 cộng với 2-3 tỷ đồng chi phí xây dựng nhà xưởng và đầu tư máy móc. Như vậy, các hộ gia đình sẽ không còn đủ nguồn lực để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Ngoài kinh nghiệm hình thành cụm công nghiệp, làng nghề Liên Hà cũng chia sẻ câu chuyện chuyển đổi sử dụng nguyên liệu từ gỗ rừng tự nhiên sang các loại ván công nghiệp phủ veneer hơn 10 năm nay. Việc chuyển đổi này vừa giúp giảm giá thành, vừa giúp các sản phẩm phòng ngủ (giường, tủ, bàn trang điểm, kệ TV) không bị co ngót cong vênh. Khi mới chuyển đổi cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật. Nhưng khi được khách hàng chấp nhận thì từng bước nhân rộng và đến năm 2016 thì phổ biến cả làng nghề.

5. Kiến nghị chính sách

  • Các làng nghề mộc có vai trò quan trọng trong việc sản xuất đồ gỗ cung cấp cho thị trường nội địa cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động tại các địa phương. Tuy nhiên, (i) đến nay chính phủ chưa có chính sách riêng biệt dành cho các làng nghề mộc, (ii) ngành gỗ có rất nhiều sự kiện cho các DN lớn, nhưng lại có rất ít các sự kiện cho các làng nghề, (iii) tổng diện tích sản xuất của một làng nghề nhiều khi không bằng mặt bằng của một DN sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Điều này là không công bằng đối với các làng nghề.
  • Điều chỉnh thiết kế cụm công nghiệp Liên Hà, cho phép các cơ sở sản xuất nâng thêm tầng để tăng diện tích sử dụng.
  • Các làng nghề mộc đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi. Để giúp các làng nghề mộc phát triển bền vững thì cần tạo ra liên kết chuỗi cung: giữa các làng nghề với các DN nhập khẩu, và giữa các làng nghề với các DN sản xuất lớn.
  • Trong thời gian tới, VIFOREST sẽ lắng nghe các làng nghề nhiều hơn, đưa tiếng nói của các làng nghề đến với các đơn vị hoạch định chính sách, vì ngành gỗ Việt Nam không chỉ có xuất khẩu, mà còn cả thị trường nội địa. Các DN sản xuất cần diện tích rất lớn, nhưng các cơ sở ở làng nghề chỉ cần vài trăm m2 là đã có thể tổ chức sx được rồi. Các làng nghề mộc cần có chính sách riêng biệt, và chính sách đầu tiên cần nghĩ đến là chính sách về mặt bằng sản xuất.
  • Forest Trends sẽ đẩy các cuộc trao đổi như này lên cấp đối thoại chính sách: chuyển đổi mặt bằng sản xuất, công nghệ, nguyên liệu đầu vào, v.v.

6. Hình ảnh

Các đại biểu tại nhà truyền thống Liên hà

Các đại biểu đi thăm cụm công nghiệp làng nghề mộc Liên Hà

Các đại biểu trao đổi tại phòng họp

Phụ lục 1. Danh sách tham dự

 

STT Họ tên Chức vụ Tổ chức
1 Vũ Quốc Vương Chủ tịch Hội Hội gỗ Đồng Kỵ
2 Chử Văn Nhung Phó Chủ Tịch Hội gỗ Đồng Kỵ
3 Dương Văn Long Hội viên Hội gỗ Đồng Kỵ
4 Vũ Ngọc Nam Phó Chủ Tịch Hội gỗ Đồng Kỵ
5 Nguyễn Tiến Thắng Ủy viên BCH Hội gỗ Đồng Kỵ
6 Nguyễn Thị Linh Ủy viên BCH Hội gỗ Đồng Kỵ
7 Nguyễn Thị Ngọc Tú Ủy viên BCH Hội gỗ Đồng Kỵ
8 Nguyễn Văn Hà CT UBND Xã Vạn Điểm
9 Tạ Thanh Lừng Bí Thư Xã Vạn Điểm
10 Nguyễn Phúc Điệp PCT HHLN Vạn Điểm
11 Hoàng Công Điệp Ủy viên BCH Vạn Điểm
12 Đặng Thị Én PCT HHLN Vạn Điểm
13 Phùng Đăng Tưởng CCT HHLN DNNK Tưởng Ngân
14 Ngô Văn Cường   DNNK Cường An
15 Nguyễn Đăng Phóng SX Gỗ nội thất Hội làng nghề Thụy Lân
16 Nguyễn Công Hoài PCT Gỗ Hy Lợi Hội làng nghề Thụy Lân
17 Nguyễn Văn Trường BCH Hội làng nghề Hội làng nghề Thụy Lân
18 Nguyễn Văn Ngọc BCH Hội làng nghề Hội làng nghề Thụy Lân
19 Nguyễn Đình Sơn Kỹ thuật làng nghề Hội làng nghề Thụy Lân
20 Hồ Thụy Cần Phó chủ tịch xã Hội làng nghề Thụy Lân
21 Nguyễn Duy Đoan BCH Hội làng nghề Hội làng nghề Thụy Lân
22 Nguyễn Duy Dương Đoàn Thạnh Lăng LĐ UB Thị trấn
23 Hoàng Như Quỳnh   Hội làng nghề Thanh Lãng
24 Nguyễn Quang Thái   Hội làng nghề Thanh Lãng
25 Lê Văn Tám   XNK ITT
26 Nguyễn Xuân Quang   Hội làng nghề Thạnh Lãng
27 Phan Thị Thanh Tâm   Dn NK Gỗ Âu Việt
28 Phan Việt Phương   Dn NK Gỗ Âu Việt
29 Nguyễn Hữu Thịnh Phó chủ tịch UBND Xã Liên Hà
30 Nguyễn Trạch Thường Chủ tịch Hội làng nghề mộc Liên Hà
31 Nguyễn Bá Hải Phó chủ tịch Hội làng nghề mộc
32 Nguyễn Bá Màu   Hội làng nghề
33 Nguyễn Văn Khải Phó BQL Làng nghề Liên Hà
34 Hà Minh Sơn BQL Làng nghề
35 Lê Thị Chiến   CTCP Mộc Đan Phượng
36 Nguyễn Trọng Hiếu   CTCP Mộc Đan Phượng
37 Ngô Sỹ Hoài PCT + Tổng thư ký HH Gỗ Lâm sản VN
38 Cao Xuân Thanh   HH Gỗ Lâm sản VN
39 Tô Xuân Phúc   Forest Trends
40 Lê Thu   Forest Trends
41 Phạm Đức Thiềng   Forest Trends
42 Nguyễn Thanh Xuân   DN Gỗ Liên Hà
43 Võ Văn Hùng   DN Gỗ Liên Hà
44 Lưu Văn Hùng   Công ty chế biến gỗ NVIN
45 Lê Thị Mơ   Công ty chế biến gỗ NVIN

Phụ lục 2. Chương trình

 

Thời gian Hoạt động Địa điểm
13:30-14:00 Đón tiếp đại biểu Nhà truyền thống
Làng nghề mộc Liên Hà
14:00-15:00 Tham quan Cụm công nghiệp
làng nghề mộc Liên Hà
Cụm công nghiệp làng nghề mộc Liên Hà
15:00-17:00 Trao đổi thông tin

– Cập nhật chính sách về phát triển các khu/cụm công nghiệp tại các làng nghề và thực tế triển khai

– Trao đổi kinh nghiệm hình thành cụm công nghiệp làng nghề mộc Liên Hà

– Chia sẻ về các mô hình chuyển đổi tại các làng nghề

Tòa nhà BQL cụm công nghiệp Làng nghề mộc Liên Hà
17:30-19:00 Tiệc tối giao lưu và kết nối Tòa nhà BQL cụm công nghiệp Làng nghề mộc Liên Hà

 

[1] Kèm theo Tờ trình số 8656 /TTr-BNN-TCLN ngày 21 /12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bài viết liên quan