Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Warsaw, các nước hướng đến một thoả thuận khí hậu
22 Lượt xem
Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Warsaw đã kết thúc vào ngày thứ 7, các nước hướng đến một thoả thuận khí hậu chung và bao gồm các thoả thuận mới đáng kể, sẽ cắt giảm phát thải từ mất rừng.
“Warsaw đã đặt một lộ trình cho các quốc gia thảo luận về một bản dự thảo thoả thuận khí hậu chung mới. Theo đó sẽ xuất hiện trên bàn đàm phán ở hội nghị biến đổi khí hậu kế tiếp của Liên Hợp Quốc ở Peru. Đây là bước tiến quan trọng để đạt được một thoả thuận tài chính ở Paris vào năm 2015, Marcin Korolec, Chủ tịch hội nghị COP 19 đã phát biểu.”
Trong bối cảnh năm 2015, các quốc gia quyết định đề xướng hoặc làm sâu sắc hơn sự chuẩn bị nội lực cho việc đóng góp quốc gia dự kiến hướng đến thoả thuận, sẽ có hiệu lực từ năm 2020. Các bên thực sự cộng tác về điều này sẽ đồng lòng cam kết một kế hoạch rõ ràng và minh bạch trước COP 21 ở Paris và trong quý đầu tiên của năm 2015.
Các nước giải quyết để thu hẹp khoảng cách trước năm 2020 bằng việc làm sâu sắc công tác kỹ thuật, trong đó có các cuộc hội thảo và làm tăng các cơ hội chia sẻ thông tin. Công việc cũng sẽ được làm sâu sắc hơn thông qua sự tham gia thường xuyên hơn của các Bộ trưởng nhờ vào các cuộc đối thoại cấp bộ trưởng.
“Chúng ta đã thấy sự tiến bộ cần thiết. Nhưng chúng ta hãy một lần nữa được rõ rằng chúng ta đang chứng kiến thường xuyên hơn bao giờ hết, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, nghèo đói và sự tổn thương đang thực sự phải trả giá,” Christiana Figueres, Thư ký điều hành Hội nghị khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã phát biểu.
“Các nước hiện nay và đặc biệt là các nước phát triển, phải trở lại làm công việc chuẩn bị của họ bởi họ có thể đặt các kế hoạch của mình trên bàn đàm phán trước hội nghị tại Paris,” bà nói.
Ngoài ra, các nước đã đưa ra sự rõ ràng hơn về việc huy động tài chính để hỗ trợ các hoạt động của các quốc gia đang phát triển để kiềm chế phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều này bao gồm cả việc yêu cầu các nước phát triển chuẩn bị cam kết hai năm về các chiến lược và các phương pháp tiếp cận cập nhật để mở rộng tài chính trong khoảng giữa 2014 và 2020, kết thúc bẳng một quyết định tổ chức một chương trình đối thoại bộ trưởng cao cấp về tài chính.
Cuộc họp ở Warsaw cũng dẫn đến những thông cáo rõ ràng về sự đóng góp sắp tới về tài chính khí hậu công nhằm hỗ trợ hoạt động của quốc gia đang phát triển, gồm Na Uy, Anh Quốc, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Đức và Phần Lan.
Trong lúc đó, Uỷ ban quỹ khí hậu xanh bắt đầu quá trình huy động nguồn lực ban đầu của mình sớm nhất có thể và các quốc gia phát triển được yêu cầu những khoản đóng góp hợp thời, đầy tham vọng bởi COP 20 vào tháng 12 năm sau, cho phép vận hành một cách hiệu quả.
Hội nghị cũng quyết định thiết lập một cơ chế quốc tế nhằm cung cấp cho những cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương nhất với sự bảo vệ tốt hơn chống lại sự mất mát và hiểm nguy gây ra bởi các sự kiện thời tiết cực đoan và các sự kiện xâm lấn dần dần như gia tăng mực nước biển. Công việc chi tiết về cái gọi là “cơ chế Warsaw” sẽ bắt đầu vào năm sau.
Cắt giảm khí thải từ mất rừng
Các thoả thuận hôm nay bao gồm một loạt các quyết định đáng kể về phương pháp giúp các quốc gia đang phát triển giảm lượng khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng, chiếm khoảng 1/5 tổng số lượng phát thải do con người gây ra. Thoả thuận về REDD+ đã trở lại với những cam kết khoản tài chính 280 triệu đô la từ Hoa Kỳ, Na Uy và Anh Quốc.
Tổng thống Korolec đã nói: “Tôi tự hào về sự thành công rõ rệt này. Tất cả chúng ta đều nhận thức về vai trò trung tâm của rừng như một bể chứa các bon, điều hoà khí hậu và là nơi ẩn náu của nhiều loài sinh vật. Thông qua việc đàm phán chúng ta đã tạo ra một sự đóng góp đáng kể đến bảo tổn rừng và sử dụng bền vững, sẽ tạo ra lợi ích cho người dân đang sống trong và xung quanh rừng, loài người và cả hành tinh. Tôi tự hào rằng công cụ này được đặt tên là Khung Warsaw về REDD.”
Tiến bộ hơn trong việc trợ giúp các quốc gia đang phát triển
Ở Warsaw, một bước ngoặt đã vượt qua sau khi 48 quốc gia nghèo nhất trên thế giới đã hoàn thiện một bộ các kế hoạch toàn diện nhằm đối phó với những ảnh hưởng không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu. Theo những kế hoạch này, các quốc gia có thể đánh giá tốt hơn những ảnh hưởng trước mắt và những gì mà họ cần bằng cách hỗ trợ để trở nên kiên cường hơn. Các quốc gia phát triển, bao gồm Úc, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Na Uy, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ cũng đã chi trả hay đưa ra trên 100 triệu đô la nhằm bổ sung cho Quỹ thích ứng, đến nay đã cung cấp tài chính cho các dự án quốc gia.
Các nước hoàn thành công tác Mạng lưới và Trung tâm công nghệ khí hậu (CTCN), có thể đáp ứng ngay các yêu cầu từ các quốc gia đang phát triển dành cho tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi công nghệ.
CTCN mở cửa cho thương mại và khuyến khích các quốc gia đang phát triển thiết lập các mũi nhọn chính đẩy nhanh sự chuyển đổi công nghệ.
Hoạt động khí hậu ở tất cả các cấp
COP 19 là sự chưng bày về hoạt động khí hậu của thương mại, các thành phố, khu vực và xã hội dân sự.
Ban thư ký của UNFCCC cũng đã tán dương Động lực thay đổi hoạt động hải đăng hướng đến các hoạt động khí hậu làm minh chứng cho các kết quả khả quan thông qua những khoản tài chính mang tính sáng tạo, của phụ nữ và những cư dân nghèo. Ngoài ra, Động lực thay đổi đưa ra một sáng kiến mới hướng đến sự đóng góp bằng lĩnh vực thông tin và công nghệ để kiềm chế phát thải và gia tăng năng lực thích ứng.
“Một làn sóng hoạt động đang diễn ra ở tất các các tâng lớp trong xã hội. Toàn bộ các nhân vật chính đã đến COP 19 để thể hiện không chỉ những gì mà họ đã làm mà còn để ngẫm nghĩ những gì mà họ có thể làm hơn nữa. Năm tới cũng là thời điểm để họ phát huy những ý tưởng thành những lời cam kết rõ ràng hơn,” Ông Figueres đã phát biểu.
Cam kết New York 2014
Ở Warsaw, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ông Ban Ki-moon nhắc lại sáng kiến của mình cho toàn bộ các quốc gia và các nhà lãnh đạo về tài chính, thương mại, chính quyền và xã hội dân sự, về cam kết khí hậu ở New York vào ngày 23 tháng 12 năm 2014. Đây là một cam kết mang tính giải pháp, kết thúc các cuộc đàm phán của UNFCCC. “Tôi đã yêu cầu tất cả những ai đến để mang hành động và những thông cáo mới và táo bạo. Đầu năm 2015, chúng ta cần những cam kết này để bổ sung hoạt động thực tế một cách đẩy đủ nhằm giữ đưa chúng ta đến thoả thuận mang tính quốc tế làm tăng nhiệt độ lên 2 độ.
Cuộc họp UNFCCC tiếp theo về Nhóm công tác đặc biệt về Diễn đàn Durban sẽ diễn ra ở Bonn từ 10-14 tháng 3 năm 2014.