Lễ rước Phật ngọc Thích ca Mâu ni ở chùa Yên Phú Hà Nội

70 Lượt xem

Lễ đón được tổ chức rất trang trọng bởi các hòa thượng, bà con làng Yên Phú cùng các tăng ni phật tử từ nhiều địa phương đến chiêm bái. Lễ đón bao gồm lễ rước kiệu hoa, múa lân và nghi thức lễ được thực hiện bởi các hòa thượng chùa Yêu Phú.

DSC_1310
Ảnh: Thanh thiếu niên dẫn đầu đoàn đón rước tượng Phật
DSC_1326
Ảnh: Đoàn rước Phật ngọc
DSC_1330
Ảnh: Múa Bồng trong đoàn rước

DSC_1414

DSC_1381
Ảnh: Tăng ni phật tử trang nghiêm đón Phật ngọc
DSC_1425
Ảnh: Di chuyển tượng Phật ngọc vào vị trí an tọa
IMG_20160622_181703
Ảnh: Sư trụ trì làm lễ an tọa
IMG_20160622_182245
Ảnh: Múa lân chào mừng

Theo Thượng tọa Thích Thọ Lạc, tượng Phật sẽ tạm trú tại chùa Yên Phú từ ngày 18/5 đến ngày 09/6 (âm lịch), tức từ ngày 22/6 đến 12/7/2016 (dương lịch) để các phật tử đến chiêm bái. Đây cũng là lần lưu chuyển vòng quanh thế giới cuối cùng trước khi an vị tại Úc. Do đó, đây cũng là nhân duyên cuối cùng cho tăng ni phật tử được chiêm ngưỡng Phật ngọc ở Việt Nam.

Với chiều cao 2,54 mét, ngang 1,77 mét, nặng 4 tấn, được chế tác từ khối đá ngọc thạch, mô phỏng theo khuôn mẫu của tượng Phật Thích ca Mâu ni ở chùa Bồ đề Đạo tràng tại Ấn Độ, pho tượng được cho là kiệt tác về kích thước về vẻ đẹp và là pho tượng ngọc thạch có một không hai trên thế giới. Ngay sau khi hoàn thành, tượng Phật được chú nguyện tại Thái Lan và được đặt tên là Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế giới – Gem Buddha for Universal Peace.

Sáng kiến triển lãm tượng Phật được Trung tâm Phật giáo Atisha tại Úc cùng các tăng ni phật tử ở nhiều nước khởi xướng với niềm tin Phật ngọc sẽ đem đến sự an bình cho thế giới. Tháng 3 năm 2009, Việt Nam vinh dự là quốc gia đầu tiên được cung nghinh Phật ngọc tại chùa Quan Thế Âm, TP. Đà Nẵng, sau đó là các địa phương Bà Rịa Vũng Tàu, TP HCM, Đồng Tháp và Bắc Ninh.

DSC_1290
DSC_1381
DSC_1398DSC_1293DSC_1277
Ảnh: Vài nét kiến trúc chùa Yên Phú
Chùa Yên Phú, nơi triển lãm tượng Phật là ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam. Xưa chùa có tên là Thanh Vân Cổ Tự được xây dựng từ thời Hai Bà Trưng do ni sư Phương Dung trụ trì (sau này được Hai Bà Trưng phong làm công chúa vì có công dẹp giặc Nam Hán). Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, vua Quang Trung đã chọn nơi đây làm nơi tập kết quân chuẩn bị đánh trận Ngọc Hồi.

Cao Thanh

Bài viết liên quan