Những kết quả đạt được từ việc thí điểm chính thức hóa kinh doanh và thúc đẩy tuân thủ các quy định pháp lý về gỗ

258 Lượt xem

 

Ngày 29 tháng 9 năm 2021, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án FAO “Thí điểm chính thức hóa kinh doanh và thúc đẩy hộ gia đình tuân thủ các yêu cầu pháp lý về gỗ

Tham dự hội thảo có đại diện của Tổ chức FAO vùng châu Á Thái Bình Dương, đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp, các hiệp hội gỗ BIFA, FPA Bình Định, HAWA, các làng nghề gỗ và các tổ chức quốc tế GIZ, Pan Nature và đại diện các viện và trường.

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Josil Murray, cán bộ cao cấp của tổ chức FAO vùng châu Á Thái Bình Dương chào đón sự hiện diện của lãnh đạo VIFOREST, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp và các hộ gia đình làng nghề gỗ cùng toàn thể đại biểu tham dự hội thảo.

Chương trình FAO-EU FLEGT hỗ trợ phát triển Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS) và xây dựng các hướng dẫn quy định cấp phép FLEGT, tăng cường tuân thủ VNTLAS cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ngành gỗ và truyền thông và công khai thông tin. Nhân dịp này, FAO bày tỏ sự đánh giá cao các nỗ lực của các bên liên quan, từ chính phủ đến các tổ chức NGO, CSO và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), đại diện cộng đồng doanh nghiệp gỗ đã hỗ trợ, cải thiện và thúc đẩy sự tuân thủ các quy định của hệ thống VNTLAS. Chương trình FAO-EU FLEGT dành sự quan tâm đặc biệt cho các đối tượng thực thi quy mô siêu nhỏ. Mục đích của Dự án này là tập trung vào làng nghề gỗ nơi mang đậm nét độc đáo và có vị trí quan trọng trong nền văn hóa của Việt Nam.

Bà Josil Murray phát biểu khai mạc hội thảo

Việt Nam có gần 340 làng nghề gỗ với trên 240.000 hộ gia đình thu hút hàng vạn lao động. Làng nghề gỗ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sản phẩm gỗ của thị trường nội địa và góp phần quan trọng vào việc tạo sinh kế cho người dân và tạo thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Làng nghề gỗ sử dụng một lượng lớn gỗ nhập khẩu, tham gia chuỗi cung ứng trong nước và, ở mức độ nhất định, can dự vào chuỗi cung ứng gỗ toàn cầu.

Với việc thực hiên VPA/FELGT ở Việt Nam, các HGĐ ở làng nghề gỗ sẽ phải tuân thủ  yêu cầu của VNTLAS và sẽ gặp những khó khăn cho dù ở bất cứ quy mô nào và do đó rất cần chính thức hóa kinh doanh với việc đăng ký doanh hộ và doanh nghiệp. FAO đã hợp tác với VIFOREST để triển khai dự án “Thí điểm chính thức hóa kinh doanh và thúc đẩy các hộ gia đình phi chính thức tuân thủ các yêu cầu pháp lý về gỗ”. Khi đã chính thức, các HGĐ có thể thay đổi phương thức kinh doanh khi được kết nối với các khách hàng lớn hơn, cũng như có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững. Chương trình FAO-EU FLEGT bày tỏ hi vọng rằng các hộ gia đình có thể tiếp cận vốn vay, tín dụng, các khóa đào tạo và nhiều những lợi ích khác trong tương lai. Thông qua Dự án này, VIFOREST đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đăng ký kinh doanh và tuân thủ các quy định của pháp luật về gỗ hợp pháp cho các hộ gia đình trong làng nghề. Thông qua khảo sát nhanh, VIFOREST nhận thấy rằng các HGĐ làng nghề gỗ rất cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để có thể đăng ký kinh doanh và tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo gỗ hợp pháp. Chương trình FAO-EU FLEGT đã chấp thuận các đề xuất của VIFOREST bổ sung thêm một số chủ đề đào tạo liên quan để cải thiện quản trị kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất, thiết kế và tiếp thị sản phẩm. Trong khuôn khổ của Dự án, VIFOREST đã tìm kiếm và có được sự hợp tác của các chuyên gia xây dựng tài liệu và đào tạo theo các chủ đề bổ sung này trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp. Các khóa tập huấn được thực hiện online với sự tham gia và tương tác tích cực của nhiều bà con làng nghề gỗ.

Tháng 8 năm 2020, VIFOREST đã làm việc với các bên liên quan để cập nhật tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và lựa chọn làng nghề và hộ gia đình tham gia vào dự án.

Làm việc với hội làng nghề mộc Chàng Sơn
Làm việc với hội làng nghề mộc Liên Hà
Làm việc với chị hội Phụ nữ làng nghề La Xuyên
Làm việc với Hộ gia đình do phụ nữ làm chủ để khảo sát thực trạng sản xuất và lưa chọn Hộ gia đình tham gia vào dự án
Làm việc với HTX Trường Sơn – Bắc Ninh

VIFOREST đã khảo sát thực trạng sản xuất kinh doanh của nhiều HGĐ làng nghề gỗ và lựa chọn ba làng nghề tham gia vào dự án, bao gồm các Làng nghề mộc Liên Hà, Chàng Sơn và La Xuyên.

Ba làng nghề gỗ được lựa chọn tham gia vào dự án

Hiệp hội tổ chức chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp về chính thức hóa kinh doanh và tham quan thực tế.

 

Ông Bùi Đức Thuyên, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Lâm sản Nam Định chia sẻ kinh nghiệm với hội làng nghề gỗ La Xuyên tháng 1 năm 2021
Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế sản phẩm với Công ty 282 Design

Kể từ tháng 8 năm 2020, VIFOREST đã tuyển chọn chuyên gia và tiến hành xây dựng tài liệu đào tạo. Dựa trên Hiệp định VPA/FLEGT và các quy định hiện hành, VIFOREST đã xây dựng 7 bộ tài liệu đào tạo bao gồm: 1- Hiêp định VPA/FLEGT và các quy định áp dụng cho HGĐ; 2- Lưu trữ hồ sơ nguồn gốc gỗ; 3- Đăng ký doanh hộ; 4- Đăng ký doanh nghiệp; 5- Các quy định về lao động; 6- Các quy định về phòng chống cháy, và  7- Thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Ngoài ra, VIFOREST đã được FAO chấp thuận cho bổ sung 3 chủ đề đào tạo, đó là: 1- Thiết kế đồ gỗ quy mô hộ gia đình; 2- Quản trị sản xuất và 3- Quảng bá và tiếp thị đồ gỗ trên các nền tảng số hóa.

VIFOREST đã thiết lập kênh youtube để giới thiệu về dự án và các bài giảng. Kênh còn cung cấp hướng dẫn cho HGĐ cách thức sử dụng công cụ họp trực tuyến.

https://www.youtube.com/channel/UCVjP_NsVd7qGc_2aYJ9j-3w/videos

Kênh youtube được thiết lập
Ông Ngô Sỹ Hoài Phó Chủ tịch kiêm TTK VIFOREST giới thiệu Dự án tại văn phòng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại VN
Hội thảo cho các HGĐ ngày 9 tháng 8 năm 2021
Hội thảo cho các HGĐ ngày 9 tháng 8 năm 2021

 

Bà Nguyễn Thị Bảy, làng nghề gỗ Hữu Bằng, chia sẻ kinh nghiệm chính thức hóa và đăng ký doanh nghiệp tại hội thảo thí điểm chính thức hóa kinh doanh và thúc đẩy hộ gia đình do phụ nữ làm chủ đáp ứng các yêu cầu về gỗ hợp pháp.
Bà Ninh Thị Nhàn, Làng nghề gỗ La Xuyên chia sẻ kinh nghiệp sản xuất và tiêu thụ đò gỗ
Đào tạo nhóm HGĐ do phụ nữ làm chủ tại làng nghề gỗ La Xuyên tháng 3 năm 2021

Tin: VP

Bài viết liên quan