Thị trường đồ gỗ nội thất toàn cầu dự kiến sẽ vượt mốc 750 tỷ USD vào năm 2026
111 Lượt xem
Thị trường đồ gỗ nội thất toàn cầu dự kiến sẽ vượt mốc 750 tỷ USD vào năm 2026
Nguồn: Global Market Insights
Theo một báo cáo nghiên cứu của Global Market Insights, thị trường đồ gỗ nội thất ước tính sẽ vượt 750 tỷ USD vào năm 2026. Thị trường đã tiên lượng được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới do việc gia tăng sản xuất mạnh và nhu cầu cao trong các lĩnh vực thương mại và dân dụng. Thị trường đặc biệt có khả năng được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ nội thất từ các nền kinh tế đang phát triển. Ngoài ra, sự chú trọng liên tục yêu cầu bền vững về môi trường cũng được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của ngành.
Trong thời gian gần đây, nhiều đối tượng tham gia thị trường đã đưa ra các giải pháp mới lạ và sáng tạo để củng cố vị thế của mình trong bối cảnh chung của ngành nội thất. Ví dụ, vào tháng 10 năm 2020, IKEA – một công ty bán lẻ đồ nội thất nổi tiếng – được đã công bố ra mắt một sáng kiến tái chế mới sẽ giúp công ty kinh doanh một cách bền vững hơn và không phát thải carbon. Theo chương trình mới, IKEA đề nghị mua lại đồ nội thất đã qua sử dụng từ khách hàng ở Milton Keynes. Khách hàng sẽ được tặng phiếu mua hàng trị giá tới một nửa giá trị hàng hóa và các sản phẩm cũ đã qua sử dụng sẽ được tái sử dụng và tái chế để làm đồ nội thất mới.
Dưới đây là một số xu hướng chính có khả năng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành công nghiệp đồ gỗ nội thất.
Tác động của đại dịch COVID-19
Sự bùng phát COVID-19 tác động xấu đến tất cả các ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Trên thực tế, đại dịch đã phá vỡ cơ bản các chức năng kinh doanh của rất nhiều ngành công nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Việc các nước phải phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 cũng đã tác động rất tiêu cực đến ngành xây dựng là động lực thu nhập lớn nhất của thị trường nội thất. Trong nhiều trường hợp, sự bùng phát của đại dịch, đặc biệt là tại hầu khắp Châu Á và Châu Âu, đã dẫn đến việc đóng cửa tạm thời các cơ sở sản xuất đồ nội thất khác nhau, do đó làm rối loạn nh cầu và các chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, với việc nhiều nền kinh tế khác nhau dần xóa bỏ lệnh đóng cửa, xu hướng phục hồi ổn định dự kiến sẽ phát huy tác dụng trong những năm tới và ngành công nghiệp đồ nội thất sẽ gia tăng thu nhập một cách mạnh mẽ.
Tăng cường tiêu thụ sản phẩm qua các kênh thương mại
Các kênh thương mại phân phối sản phẩm nội thất dự kiến sẽ tăng trưởng trên 5,8% trong những năm sắp tới. Sự tăng trưởng này chủ yếu do nhu cầu đồ nội thất tăng mạnh, chủ yếu là nội thất văn phòng. Nội thất văn phòng bao gồm những đồ nội thất được thiết kế đặc biệt cho các công năng văn phòng, bao gồm không gian làm việc cá nhân, phòng chờ, phòng tổ chức các cuộc họp và các cafeteria. Với quá trình toàn cầu hóa và đô thị hóa nhanh chóng trên toàn cầu do cải tghieejn giáo dục, tỷ lệ sử dụng lao động tăng và thành lập các văn phòng mới, thị trường nội thất nhiều khả năng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong những năm tới.
Nhu cầu sản phẩm nội thất gia tăng tại Trung Đông và Châu Phi
Về mặt địa lý, Trung Đông chiếm khoảng 5% thị phần toàn cầu vào cuối khoảng thời gian dự báo. Khu vực này có ngành công nghiệp xây dựng được thiết lập tốt và phát triển nhanh chóng. Sau đó, phát triển kinh tế do giá dầu phục hồi sẽ hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng kinh doanh xây dựng trong vùng, chủ yếu dưới hình thức đầu tư của chính phủ.
Trên thực tế, các sáng kiến của các chính phủ trong khu vực để tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngfnh xây dựng sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh thu của thị trường đồ nội thất Trung Đông và Châu Phi (MEA). Các dự án lớn của ngành khách sạn đang đóng góp ngày càng nhiều hơn cho tăng trưởng du lịch trong khu vực, điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường nội thất trong những năm tới. Các quốc gia như Nam Phi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út đóng góp chính cho sự tăng trưởng của thị trường đồ nội thất trong khu vực.
Trong khi đó, một số chủ thể trong ngành đang ngày càng tập trung vào việc nâng cao thương hiệu sản phẩm của mình thông qua nhiều công cụ chiến lược như ra mắt sản phẩm mới, thiết lập đối tác, sáp nhập và mua lại. Ví dụ, vào tháng 11 năm 2019, Furniture Concepts, một nhà bán buôn đồ nội thất và Flatcreek Manufacturing, đã công bố sáp nhập để thành lập một công ty nội thất hợp đồng hàng đầu. Các công ty sẽ cùng cung cấp các giải pháp phù hợp, dịch vụ cá nhân và tay nghề thủ công chất lượng.
Urban Office Interiors, Heritage Home, Furniture Concepts, Herman Miller, Inc., Furniture Services, Inc., Okamura Corporation, La-Z-Boy, Humanscale Corporation, HNI Corporation Godrej & Boyce Manufacturing Co., Global Furniture Group., Urban Office Interiors, Renaissance Furniture, Haworth, Inc., Inter Kohler CO., Ashley Furniture Industries, Inc., McCarthy Group, và The Home Depot, Inc. là những doanh nghiệp hang đầu trên thị trường nội thất của thế giới.