Tình hình XNK gỗ và sản phẩm gỗ năm 2016

140 Lượt xem

  1. Xuất khẩu

Năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam đạt gần 7 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2015, đứng thứ 7 trong nhóm các mặt hàng/ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,12 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015, chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn ngành trong năm 2016.

Theo dự báo, tiếp đà phục hồi từ cuối năm 2016, kinh tế thế giới năm 2017 nhiều khả năng sẽ khởi sắc và với tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do (Hiệp định EVFTA, RCEP, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA), TPP), xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong năm 2017 sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 7%.

  • Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 3,3 tỷ USD, xấp xỉ năm ngoái, chiếm 47,36% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước (tỷ lệ này của năm 2015 là 47,84%).Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt gần 3 tỷ USD, xấp xỉ năm 2015, chiếm 58,44% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

  • Thị trường xuất khẩu

Năm 2016, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2015, chiếm tới 41% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc, đạt trên 1 tỷ USD, tăng 3,82% so với năm 2015, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh đó, xuất khẩu G&SPG sang thị trường Hàn Quốc, Anh và Australia  tăng trưởng khá, với mức tăng lần lượt 16,06%; 6,97% và 7,6% so với năm 2015.

Ngược lại, giá trị xuất khẩu G&SPG vào thị trường Nhật Bản (chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG) tụt xuống vị trí thứ 3 do kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm 5,93% so với năm 2015 (xuống còn 980 triệu USD). Kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang hai thị trường quan trọng khác là Canada và Đức cũng giảm so với năm 2015, với mức giảm lần lượt là 9,34% và giảm 12,8%.

Cần nhấn mạnh rằng sau gần 2 thập kỷ phát triển liên tục và tỏ ra bền vững, với mức tăng trưởng 2 chữ số, năm 2016 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam hầu như không tăng, mặc dù bối cảnh thế giới và trong nước (kinh tế và tài chính) không có những biến động xấu và mang tính đột biến. Những nhận định quá lạc quan về dư địa thị phần xuất khẩu và những dự báo về khả năng đưa kim ngạch xuất khẩu SPG lên 15 – 20 tỷ USD trong tương lai gần đã xa rời thực tiễn. Cạnh tranh theo hướng chi phí đầu vào thấp (nhân công giá rẻ, tận dụng thiết bị và công nghệ đòi hỏi đầu tư không cao…) không phát huy tác dụng nhiều như trước đây. Tăng trưởng dựa nhiều vào FDI trong những năm qua cũng không còn khả năng duy trì.   

  1. Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong năm 2016 giảm khá mạnh so với năm 2015, đạt 1,84 tỷ USD, giảm 15,2%.

Như vậy, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu G&SPG, Việt Nam xuất siêu 5,1 tỷ USD trong năm 2016. Do chủ động hơn về nguồn gỗ nguyên liệu cũng như các sản phẩm gỗ nên kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong năm 2017 được dự báo sẽ vẫn đứng ở mức thấp.

  • Nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI

Năm 2016, khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 559 triệu USD, giảm 7,6% so với năm 2015, chiếm 30,45% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước (tỷ lệ này của năm 2015 là 27,94%).

  • Thị trường nhập khẩu

Năm 2016, Trung Quốc là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt 286 triệu USD, tăng 10% so với năm 2015, chiếm 16% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước. Trung Quốc cũng thị trường duy nhất duy trì mức tăng trưởng dương trong số các thị trường cung ứng G&SPG chủ lực cho Việt Nam trong năm 2016. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Campuchia và Lào lại giảm rất mạnh trong năm 2016, với mức giảm lần lượt 52,75% và giảm 77,95% so với năm 2015, chủ yếu do hai quốc gia này tăng cường chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu gỗ và nhu cầu tiêu thụ các loại gỗ quý, hiếm của khách hàng Trung Quốc giảm.

Bảng số liệu xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 12 và 12 tháng năm 2016

Thị trường xuất khấu G&SPG của Việt Nam năm 2016

                                                                                                 ĐVT: 1.000 USD

Thị trường  Năm 2015  Năm 2016 Tăng giảm (+/-)
USA 2.642.037 2.825.126 +6,93
China  982.669 1.020.235 +3,82
Japan 1.042.444 980.634 -5,93
Korea 495.530 575.100 +16,06
UK 287.143 307.155 +6,97
Australia 157.285 169.232 +7,60
Canada 152.221 138.006 -9,34
Germany 127.235 110.946 -2,80
France 100.919 100.573 -0,34
Netherlands 69.363 69.212 -0,22
Taiwan 72.203 66.294 -8,18
India 96.651 51.009 -47,22
Malaysia 48.525 45.205 -6,84
Hong Kong 114.604 33.406 -70,85
Newzealand 26.017 28.598 +9,92
Belgium 29.745 27.405 -7,87
Italy 31.635 25.493 -19,42
Thailand 21.517 24.164 +12,30
Sweden 24.112 23.509 -2,50
Spain 22.323 23.012 +3,09
Saudi Arabia 26.039 22.914 -12,00
UAE 20.961 20.240 -3,44
Singapore 16.103 17.432 +8,25
Denmark 14.206 16.444 +15,75
Poland 14.116 16.242 +15,06
Turkey 13.510 14.293 +5,80
Mexico 6.843 11.899 +73,89
Cambodia 2.726 11.539  +323,29
Kuwait 9.128 8.678 -4,93
South Africa 12.809 7.757 -39,44
Norway 7.589 4.586 -39,57
Greece 4.182 3.518 -15,88
Russia 4.072 2.759 -32,24
Portugal 2.459 2.545 +3,50
Finland 2.964 2.031 -31,48
Austria 2.410 1.679 -30,33
Swizerland 1.434 1.212 -15,48
Czech 746 825 10,59
Nguồn: Tổng cục Hải quan
 

Thị trường Việt Nam nhập khẩu G&SPG năm 2016

ĐVT: 1.000 USD

Thị trường Năm 2015 Năm 2016 Tăng giảm (+/-)
China 260.199 286.209 +10,00
USA 234.509 219.427 -6,43
Cambodia 386.068 182.424 -52,75
Malaysia 101.830 93.631 -8,05
Thailand 91.029 91.036 +0,01
Laos 360.054 79.396 -77,95
Chile 62.319 63.058 +1,19
New Zealand 54.974 55.927 +1,73
Germany 38.041 47.064 +23,72
France 29.969 33.632 +12,22
Brazil 32.512 33.138 +1,93
Italy 14.330 25.356 +76,94
Indonesia 22.394 21.448 -4,22
Canada 6.309 13.507 +114,09
Sweden 9.541 13.061 +36,89
Korea 9.279 9.799 +5,60
Finland 11.952 8.369 -29,98
Japan 5.778 7.872 +36,24
Russia 5.604 6.750 +20,45
Australia 4.139 5.026 +21,43
Argentina 6.200 4.331 -30,15
Taiwan 5.804 4.218 -27,33
South Africa 4.763 3.723 -21,83
Nguồn: Tổng cục Hải quan

 

Cao Thanh VIFORES

Bài viết liên quan