Nhận diện và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro gỗ nhập khẩu

235 Lượt xem

Để nhận biết và giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần tham khảo các quy định pháp lý gỗ được xây dựng cho 10 quốc gia cung ứng gỗ cho Việt Nam trên trang website của VIFOREST (https://vietfores.org/project/hoi-dap-dds/) và các tài liệu hướng dẫn nhận biết rủi ro trên trang website của VIFOREST (https://vietfores.org/wp-content/uploads/2021/12/01.-Nhan-biet-rui-ro.pdf)

Các bước sau cần để giảm thiểu rủi ro về pháp lý và thương mại:

Bước 1: Lựa chọn nhà cung ứng uy tín

Có rất nhiều nhà cung ứng gỗ, trực tiếp tại cảng hoặc gián tiếp thông qua các sàn giao dịch, nhưng việc giới thiệu/ đề xuất từ các nhà nhập khẩu của Việt Nam là một kênh tốt để bạn tham vấn khi lựa chọn nhà cung ứng gỗ. Bạn có thể nhờ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam xác minh nhà cung ứng gỗ. Công ty của bạn cần lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp và an toàn để tránh rủi ro với các nhà cung ứng mới.

Bước 2: Nhận biết rủi ro và đề xuất các biện pháp giảm thiểu

Để hỗ trợ hệ thống các thông tin nhận biết rủi ro, VIFOREST cung cấp miễn phí công cụ D-08 của Proffered by Nature trên website (https://vietfores.org/wp-content/uploads/2021/12/DD-08-Danh-muc-Nhan-dang-Rui-ro-VIE.xlsx) doanh nghiệp có thể download và sử dụng

  1. Đánh giá tính sẵn có của thông tin:
  • Yêu cầu đầu tiên dành cho nhà cung ứng là họ sẽ cung cấp giấy tờ gì theo lô gỗ? giấy tờ bổ sung ngoài bộ hồ sơ xuất khẩu theo quy định là gì? hồ sơ có đầy đủ thông tin về nguồn gốc và tình trạng pháp lý ở mức độ chi tiết cho phép đánh giá rủi ro không? có nhất quán với dữ liệu về sự phân bố và sẵn có của loài không? các hóa đơn và chứng từ vận chuyển kèm theo lô hàng có thể hiện thuế và phí và đường đi của gỗ không?
  • Sự sẵn có thông tin về lô gỗ ở mức độ nào, doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin từ nhà cung ứng hay không?
  1. Các hành động sau cần được thực hiện

 

TT Hành động Rủi ro Đề xuất biện pháp giảm thiểu
1 Xác minh tên loài Ghi sai tên loài hoặc khối lượng không chính xác trước khi xuất khẩu. Có những trường hợp nhà cung cấp có thể cung cấp thông tin cho biết loài và nguồn gốc của nguyên liệu mà trên thực tế, không có loài nào như vậy được trồng ở địa phương. Kiểm tra xem loại gỗ thuộc danh mục loài cấm xuất khẩu của Ghi-nê Xích đạo hay không trên trang website của VIFOREST (https://vietfores.org/wp-content/uploads/2021/11/Guine.pdf

Tra cứu tên khoa học của loài dựa trên tên thương mại:

http://www.tropicaltimber.info/

Kiểm tra tên loài ghi trong hồ sơ xuất khẩu và sự nhất quán trong toàn bộ chuỗi cung. Doanh nghiệp có thể kiểm tra tên loài trên trang website của VIFOREST (https://vietfores.org/danh-muc-loai-go-rui-ro-khi-nhap-khau-vao-viet-nam/) hoặc tra tên khoa học của loài trên trang http://www.theplantlist.org/ tránh nhầm lẫn tên thương mại với tên khoa học. Cách ghi đúng trên hồ sơ là Doussi logs (Afzelia xylocarpa).

Gỗ trộn lẫn Thông thường doanh nghiệp rất bị động với tên loài và khối lượng, phần lớn là dựa vào thông tin trong hồ sơ gỗ do nhà cung ứng cung cấp và hình ảnh gửi về từ quốc gia khai thác (tại bãi gỗ và trong quá trình vận chuyển, kẹp chì công ten nơ). Bằng trực quan, doanh nghiệp có thể xem hình ảnh gỗ để nhận biết bất cứ sự khác biệt về màu sắc để tránh gỗ bị trộn lẫn. Yêu cầu nhà cung ứng cung cấp thường xuyên định vị và hình ảnh gỗ được vận chuyển đường bộ, đường thủy đến cảng xuất khẩu. Khi mở kẹp chì công te nơ về Việt Nam, đối chiếu hình ảnh đã được nhà cung ứng cung cấp và chụp và gửi lại cho nhà cung cấp khi có bất cứ thay đổi nào. Đối với các nhà cung ứng uy tín, việc nhầm lẫn thường xảy ra do yếu tố khách quan và họ sẵn sàng chia sẻ rủi ro này với người mua.
2 Xác minh nguồn gốc gỗ Khai thác gỗ: gỗ khai thác bất hợp pháp, không có sự cho phép hoặc được thực hiện bởi các “công ty ma” (đặc biệt là đối với các loài gỗ cần phải có giấy phép đặc biệt). Ngoài ra, danh sách loài, kích cỡ và diện tích khu vực khai thác không được ghi chép khi tiến hành khai thác. Khai thác không đáp ứng các yêu cầu về môi trường và lao động, như sức khỏe và an toàn lao động. Doanh nghiệp yêu cầu nhà cung ứng cung cấp Thỏa thuận cho thuê hoạt động khai thác gỗ do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Môi trường (Ministerio de Bosques y Medio Ambiente) phê duyệt.

–      Xem xét các thông tin về khu vực khai thác, loài và khối lượng khai thác, đối chiếu với hồ sơ xuất khẩu xem có nhất quán không? (nếu khối lượng ghi trong giấy phép thấp hơn khối lượng xuất khẩu thì phải yêu cầu nhà cung cấp giải trình).

–      Xem xét hiệu lực của văn bản

–      Đối với mỗi loại sở hữu rừng khác nhau thì các quy định về khai thác khá khác nhau, doanh nghiệp có thể xem tài liệu về Ghi Nê Xích đạo https://vietfores.org/wp-content/uploads/2021/11/Guine.pdf  để biết về các quy định khai thác đối với Gỗ vườn, rừng cộng đồng và rừng quốc gia.

Tình trạng chứng nhận Gỗ khai thác từ vùng bảo tồn hoặc từ các khu vực cấm khai thác Doanh nghiệp cần quan tâm đến tình trạng chứng nhận của gỗ mà không quan tâm đến chứng nhận của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đó cần phải kèm theo các khai báo thích hợp trên hóa đơn, vận đơn hoặc các chứng từ vận chuyển liên quan để cho phép xác định tình trạng chứng nhận. Doanh nghiệp có thể kiểm tra tính xác thực của giấy chứng nhận trên các trang website sau:

CÁC HỆ THÔNG CHỨNG NHẬN:

CÁC HỆ THỐNG XÁC MINH TÍNH HỢP PHÁP:

Chứng nhận LegalSource: https://preferredbynature.org/library/fact-sheet/legalsource-certification

Rainforest Alliance VLC: http://www.rainforest-alliance.org/forestry/verification/transparency/verification-clients

Xác minh LegalHarvest của SCS: http://www.scscertified.com/nrc/legal_harvest_verified_clients.php

CertiSource Verified Legal: http://www.doublehelixtracking.com/about-u

Bureau Veritas OLB: http://www.bureauveritas.com/home/about-us/our-business/certification/sector-specific-solutions/forest-wood-products/olb/olb-certification-documents-and-standards

Soil Association Woodmark VLC: forestrymailbox@soilassociation.org

 

Bài viết liên quan