Xuất nhập khẩu G&SPG tháng 2 năm 2019

4 Lượt xem

XUẤT KHẨU:

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 02/2019 đạt 401 triệu USD, giảm 8,28% so với tháng 01/2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt gần 262 triệu USD, giảm 9,89% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên lũy kế trong 2 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 1,387 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 997 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, tăng so với mức 70% của cùng kỳ năm ngoái. Dự báo: Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam năm 2019 tiếp tục duy trì với mức tăng trưởng cao, được dự báo trong khoảng 12-15%.

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU:

Trong 2 tháng đầu năm 2019, Hoa Kỳ quen thuộc là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 636 triệu USD, và đạt mức tăng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của nước ta, tăng 34,12% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, Nhật Bản, Đức, Malaysia và Đài Loan cũng ghi nhận mức tăng, lần lượt đạt 7,63%; 11,35%; 10,03% và tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG trong 2 tháng đầu năm 2019 sang thị trường Trung Quốc và Pháp giảm lần lượt 10,92% và giảm 9,97% so với cùng kỳ năm 2018.

NHẬP KHẨU:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 371 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 2 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu 1,015 tỷ USD, tăng so với mức 868 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp FDI 2 tháng năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 100 triệu USD, tăng 13,65% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước.

THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU:

2 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập G&SPG từ nhiều thị trường chủ lực tăng rất mạnh: Trung Quốc tăng 12,28%; Thái Lan tăng 11,29%; Chile tăng 44,64%… so với cùng kỳ năm 2018. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Lào lại giảm rất mạnh, chỉ đạt gần 14 triệu USD, giảm tới 57% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bài viết liên quan