14 Lượt xem

Câu hỏi yêu cầu tư vấn - hỗ trợ
  • Lĩnh vực :
  • Tiêu đề : DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC GỖ?
  • Câu hỏi :

    Kính gửi: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

    Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ từ năm 2018. Những năm gần đây, xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn do Chính phủ Hoa kỳ đã khởi xướng điều tra gỗ dán cứng. Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khác như châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các thị trường này yêu cầu các quy định chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc gỗ. Chúng tôi đề nghị VIFOREST hướng dẫn cho DN phương pháp quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản để giảm thiểu rủi ro gỗ bất hợp pháp và đáp ứng các yêu cầu của các thị trường này.

    _______________________________________________________

    Trả lời:

    Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu (Đức, Pháp, Hà Lan, Italy,..), Nhật Bản, Hàn Quốc là các thị trường hàng đầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Theo thời gian, các quốc gia này đã tăng cường các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn nguồn gốc gỗ nhập khẩu.

    • Năm 2010, Nghị viện và Hội đồng Liên minh Châu Âu đã thông qua Quy chế 995/2010 hay còn gọi là Quy chế gỗ châu Âu (EUTR) và quy chế này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/3/2013. Đây là quy định cấm đưa gỗ và các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào thị trường Châu Âu và yêu cầu các nhà kinh doanh cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ lần đầu tiên vào thị trường Châu Âu phải thực hiện “trách nhiệm giải trình”. EUTR có giá trị pháp lý tại 27 nước thành viên.
    • Ngày 20/5/2017, Luật gỗ sạch có hiệu lực ở Nhật Bản. Theo đó, các nhà nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Nhật Bản phải thực hiện trách nhiệm giải trình.
    • Năm 2018 Hàn Quốc ban hành Đạo luật sử dụng gỗ bền vững (Act on the Sustainable Use of Wood) chính thức có hiệu lực vào tháng 3/2018. Với quy định pháp lý này, Tổng cục Lâm nghiệp Hàn Quốc đã chính thức áp dụng cơ chế khai báo nhập khẩu đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Hàn Quốc nhằm hạn chế các giao dịch thương mại gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp từ ngày 01/10/2018. Nội dung sửa đổi chính gồm có: 1. Khai báo nhập khẩu; 2. Mặt hàng áp dụng; 3. Xử lý vi phạm; 4. Lưu trữ hồ sơ; 5. Đơn vị kiểm định

    Điểm chung của các yêu cầu pháp lý này là các DN đưa gỗ và sản phẩm gỗ lần đầu vào nội địa của các nước này phải thực hiện trách nhiệm giải trình (Due diligence). Từ đó, các nhà nhập khẩu gỗ ngày càng yêu cầu các nhà cung ứng của Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản để quản lý chuỗi cung gỗ. Đồng thời, việc gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại gần đây đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống ứng phó tốt hơn. Do đó, việc xây dựng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng gỗ không những hỗ trợ DN mở rộng thị trường mà còn giúp DN năng lực để tham gia vào các vụ việc kiện phòng vệ thương mại.

    Để xây dựng hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ, DN thực hiện các bước sau:

    Xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình bao gồm:

    1. Xác định/ nhận diện rủi ro pháp lý của gỗ đi vào chuỗi cung từ bất kỳ nguồn nào (nhập khẩu hoặc trong nước).
    2. Đánh giá rủi ro
    3. Giảm thiểu rủi ro

    Để hỗ trợ xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình đáng tin cây, DN cần chuẩn bị và thực hiện các hoạt động sau:

    • Áp dụng các phần mềm kế toán/ quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp.
    • Quản lý chuỗi cung gỗ (lập sơ đồ chuỗi cung ứng gỗ, bao gồm gỗ nguyên liệu và thành phẩm. Xác định các điểm kiểm soát quan trọng để kiểm soát)

                                    

    Điểm kiểm soát 1 2 3 4 5
    Vị trí/ khu vực XYZ Kho gỗ Vận chuyển Bãi gỗ Rừng
    Hoạt động Kho Vận chuyển Kho Khai thác
    Các tài liệu liên quan
    Rủi ro tiềm năng xác định
    • Lưu trữ hồ sơ và sẵn sàng cho việc kiểm tra/ xác minh
    • Chụp để lưu chứng từ và thường xuyên kiểm tra để bổ sung chứng từ
    • Dùng các công cụ để kiểm soát chuỗi cung. Bao gồm:
    • Lập và lưu trữ thông tin chuỗi cung gỗ bao gồm các thông tin sau:
    TT Thông tin Chi tiết
    1 Thông tin chung –   Mã số và tên nhà cung ứng:

    DN lập mã số nhà cung ứng để tiện cho việc tìm kiếm. Mỗi nhà cung ứng được đánh số theo thứ tự. Mã số có thể bao gồm ký tự và số hoặc chỉ là số

    –   Tên quốc gia của nhà cung cấp

    Nhập chi tiết tên quốc gia cung ứng giúp xác định mức độ rủi ro quốc gia/ vùng địa lý nơi DN được thành lập hoặc đặt trụ sở.

    –   Chứng nhận của nhà cung ứng và mã số chứng nhận

    –   Kiểm tra tình trạng chứng nhận của nhà cung ứng. VD: Nhà cung ứng có chứng nhận FSC CoC, …

    2 Thông tin về sản phẩm –   Mã sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh, bộ phận cấu thành, cấu kiện gỗ)

    –   Mô tả sản phẩm

    –   Tên thương mại và khoa học loài

    –   Khối lượng

    3 Nguồn gốc nguyên lieu Quốc gia khai thác và chi tiết khu vực khai thác (nếu biết)

    Khả năng tiếp cận thông tin chuỗi cung: DN đánh giá mức độ tiếp cận thông tin về chuỗi cung gỗ, bao gồm các tiêu chí về tính sẵn có và khả năng cung cấp thêm các tài liệu bổ sung khi có yêu cầu.

    4 Đánh giá rủi ro –   Xác định rủi ro: Dựa vào các thông tin cung cấp ở trên, DN xác định mức độ rủi ro ở mức thấp (low risk) hay xác định (identified risk). Để có kết luận về rủi ro, DN có thể tham khảo hướng dẫn xác định rủi ro theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của VIệt Nam (VNTLAS) tại: https://vietfores.org/nhan-dien-va-de-xuat-cac-bien-phap-giam-thieu-rui-ro-go-nhap-khau/. DN có thể sử dụng công cụ hỗ trợ tại: https://vietfores.org/wp-content/uploads/2021/12/DD-08-Danh-muc-Nhan-dang-Rui-ro-VIE.xlsx

     

    –  Mô tả rủi ro được xác định và giải thích cách đưa ra kết luận về rủi ro.

    –  Hành động giảm thiểu: Mô tả các hành động giảm thiểu được thực hiện để thu hẹp mọi lỗ hổng và rủi ro đã xác định. Tùy vào loại rủi ro và mức độ rủi ro mà DN có thể yêu cầu nhà cung ứng cung cấp tài liệu bổ sung. Ở mức độ rủi ro xác định và thường xuyên thì DN cân nhắc thay đổi nhà cung ứng hoặc thay đổi nguồn cung.

    DN tham khảo các công cụ hỗ trợ xác định rủi ro các giảm thiểu sau:

    Hình ảnh giao diện của trang web và danh sách các quốc gia

    Mỗi quốc gia sẽ bao gồm các thông tin sau: 1- Tài nguyên rừng; 2- Sở hữu rừng; 3- Xem trực tiếp bằng hình ảnh vệ tính rừng. Việc này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thông tin chung về lâm nghiệp của quốc gia và vị trí địa lý và tình trạng rừng tại khu vực mà gỗ được khai thác.

    Tìm kiếm hình ảnh và các phân tích thông tin lâm nghiệp của Cameroon

    Giao diện trang web cung cấp các quy định pháp lý về gỗ của Úc, Liên minh châu Âu (EU), Anh Quốc và Hoa Kỳ.
    • Tra cứu về khai thác trái phép liên quan đến một loài, quốc gia hay công ty,… cụ thể tình trạng sản xuất và tuân thủ pháp luật của DN tại https://www.google.co.uk/alerts#

    Ngoài ra, DN có thể đăng ký tham gia các lớp tập huấn trực tuyến về tăng cường năng lực thực hiện trách nhiệm giải trình do GIZ tổ chức tại: https://traininghub.preferredbynature.org/courses/trach-nhiem-giai-trinh-trong-nhap-khau-go-tai-vietnam

Nội dung tư vấn - hỗ trợ - trả lời