Hỏi đáp Giải trình gỗ nhập khẩu

#
Tiêu đề
Lĩnh vực
Ngày trả lời

Kính gửi: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ từ năm 2018. Những năm gần đây, xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn do Chính phủ Hoa kỳ đã khởi xướng điều tra gỗ dán cứng. Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khác như châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các thị trường này yêu cầu các quy định chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc gỗ. Chúng tôi đề nghị VIFOREST hướng dẫn cho DN phương pháp quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản để giảm thiểu rủi ro gỗ bất hợp pháp và đáp ứng các yêu cầu của các thị trường này.

_______________________________________________________

Trả lời:

Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu (Đức, Pháp, Hà Lan, Italy,..), Nhật Bản, Hàn Quốc là các thị trường hàng đầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Theo thời gian, các quốc gia này đã tăng cường các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn nguồn gốc gỗ nhập khẩu.

  • Năm 2010, Nghị viện và Hội đồng Liên minh Châu Âu đã thông qua Quy chế 995/2010 hay còn gọi là Quy chế gỗ châu Âu (EUTR) và quy chế này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/3/2013. Đây là quy định cấm đưa gỗ và các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào thị trường Châu Âu và yêu cầu các nhà kinh doanh cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ lần đầu tiên vào thị trường Châu Âu phải thực hiện “trách nhiệm giải trình”. EUTR có giá trị pháp lý tại 27 nước thành viên.
  • Ngày 20/5/2017, Luật gỗ sạch có hiệu lực ở Nhật Bản. Theo đó, các nhà nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Nhật Bản phải thực hiện trách nhiệm giải trình.
  • Năm 2018 Hàn Quốc ban hành Đạo luật sử dụng gỗ bền vững (Act on the Sustainable Use of Wood) chính thức có hiệu lực vào tháng 3/2018. Với quy định pháp lý này, Tổng cục Lâm nghiệp Hàn Quốc đã chính thức áp dụng cơ chế khai báo nhập khẩu đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Hàn Quốc nhằm hạn chế các giao dịch thương mại gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp từ ngày 01/10/2018. Nội dung sửa đổi chính gồm có: 1. Khai báo nhập khẩu; 2. Mặt hàng áp dụng; 3. Xử lý vi phạm; 4. Lưu trữ hồ sơ; 5. Đơn vị kiểm định

Điểm chung của các yêu cầu pháp lý này là các DN đưa gỗ và sản phẩm gỗ lần đầu vào nội địa của các nước này phải thực hiện trách nhiệm giải trình (Due diligence). Từ đó, các nhà nhập khẩu gỗ ngày càng yêu cầu các nhà cung ứng của Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản để quản lý chuỗi cung gỗ. Đồng thời, việc gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại gần đây đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống ứng phó tốt hơn. Do đó, việc xây dựng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng gỗ không những hỗ trợ DN mở rộng thị trường mà còn giúp DN năng lực để tham gia vào các vụ việc kiện phòng vệ thương mại.

Để xây dựng hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ, DN thực hiện các bước sau:

Xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình bao gồm:

  1. Xác định/ nhận diện rủi ro pháp lý của gỗ đi vào chuỗi cung từ bất kỳ nguồn nào (nhập khẩu hoặc trong nước).
  2. Đánh giá rủi ro
  3. Giảm thiểu rủi ro

Để hỗ trợ xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình đáng tin cây, DN cần chuẩn bị và thực hiện các hoạt động sau:

  • Áp dụng các phần mềm kế toán/ quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp.
  • Quản lý chuỗi cung gỗ (lập sơ đồ chuỗi cung ứng gỗ, bao gồm gỗ nguyên liệu và thành phẩm. Xác định các điểm kiểm soát quan trọng để kiểm soát)

                                

Điểm kiểm soát 1 2 3 4 5
Vị trí/ khu vực XYZ Kho gỗ Vận chuyển Bãi gỗ Rừng
Hoạt động Kho Vận chuyển Kho Khai thác
Các tài liệu liên quan
Rủi ro tiềm năng xác định
  • Lưu trữ hồ sơ và sẵn sàng cho việc kiểm tra/ xác minh
  • Chụp để lưu chứng từ và thường xuyên kiểm tra để bổ sung chứng từ
  • Dùng các công cụ để kiểm soát chuỗi cung. Bao gồm:
  • Lập và lưu trữ thông tin chuỗi cung gỗ bao gồm các thông tin sau:
TT Thông tin Chi tiết
1 Thông tin chung –   Mã số và tên nhà cung ứng:

DN lập mã số nhà cung ứng để tiện cho việc tìm kiếm. Mỗi nhà cung ứng được đánh số theo thứ tự. Mã số có thể bao gồm ký tự và số hoặc chỉ là số

–   Tên quốc gia của nhà cung cấp

Nhập chi tiết tên quốc gia cung ứng giúp xác định mức độ rủi ro quốc gia/ vùng địa lý nơi DN được thành lập hoặc đặt trụ sở.

–   Chứng nhận của nhà cung ứng và mã số chứng nhận

–   Kiểm tra tình trạng chứng nhận của nhà cung ứng. VD: Nhà cung ứng có chứng nhận FSC CoC, …

2 Thông tin về sản phẩm –   Mã sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh, bộ phận cấu thành, cấu kiện gỗ)

–   Mô tả sản phẩm

–   Tên thương mại và khoa học loài

–   Khối lượng

3 Nguồn gốc nguyên lieu Quốc gia khai thác và chi tiết khu vực khai thác (nếu biết)

Khả năng tiếp cận thông tin chuỗi cung: DN đánh giá mức độ tiếp cận thông tin về chuỗi cung gỗ, bao gồm các tiêu chí về tính sẵn có và khả năng cung cấp thêm các tài liệu bổ sung khi có yêu cầu.

4 Đánh giá rủi ro –   Xác định rủi ro: Dựa vào các thông tin cung cấp ở trên, DN xác định mức độ rủi ro ở mức thấp (low risk) hay xác định (identified risk). Để có kết luận về rủi ro, DN có thể tham khảo hướng dẫn xác định rủi ro theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của VIệt Nam (VNTLAS) tại: https://vietfores.org/nhan-dien-va-de-xuat-cac-bien-phap-giam-thieu-rui-ro-go-nhap-khau/. DN có thể sử dụng công cụ hỗ trợ tại: https://vietfores.org/wp-content/uploads/2021/12/DD-08-Danh-muc-Nhan-dang-Rui-ro-VIE.xlsx

 

–  Mô tả rủi ro được xác định và giải thích cách đưa ra kết luận về rủi ro.

–  Hành động giảm thiểu: Mô tả các hành động giảm thiểu được thực hiện để thu hẹp mọi lỗ hổng và rủi ro đã xác định. Tùy vào loại rủi ro và mức độ rủi ro mà DN có thể yêu cầu nhà cung ứng cung cấp tài liệu bổ sung. Ở mức độ rủi ro xác định và thường xuyên thì DN cân nhắc thay đổi nhà cung ứng hoặc thay đổi nguồn cung.

DN tham khảo các công cụ hỗ trợ xác định rủi ro các giảm thiểu sau:

Hình ảnh giao diện của trang web và danh sách các quốc gia

Mỗi quốc gia sẽ bao gồm các thông tin sau: 1- Tài nguyên rừng; 2- Sở hữu rừng; 3- Xem trực tiếp bằng hình ảnh vệ tính rừng. Việc này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thông tin chung về lâm nghiệp của quốc gia và vị trí địa lý và tình trạng rừng tại khu vực mà gỗ được khai thác.

Tìm kiếm hình ảnh và các phân tích thông tin lâm nghiệp của Cameroon

Giao diện trang web cung cấp các quy định pháp lý về gỗ của Úc, Liên minh châu Âu (EU), Anh Quốc và Hoa Kỳ.
  • Tra cứu về khai thác trái phép liên quan đến một loài, quốc gia hay công ty,… cụ thể tình trạng sản xuất và tuân thủ pháp luật của DN tại https://www.google.co.uk/alerts#

Ngoài ra, DN có thể đăng ký tham gia các lớp tập huấn trực tuyến về tăng cường năng lực thực hiện trách nhiệm giải trình do GIZ tổ chức tại: https://traininghub.preferredbynature.org/courses/trach-nhiem-giai-trinh-trong-nhap-khau-go-tai-vietnam

Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu (Đức, Pháp, Hà Lan, Italy,..), Nhật Bản, Hàn Quốc là các thị trường hàng đầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Theo thời gian, các quốc gia này đã tăng cường các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn nguồn gốc gỗ nhập khẩu.

  • Năm 2010, Nghị viện và Hội đồng Liên minh Châu Âu đã thông qua Quy chế 995/2010 hay còn gọi là Quy chế gỗ châu Âu (EUTR) và quy chế này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3/3/2013. Đây là quy định cấm đưa gỗ và các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào thị trường Châu Âu và yêu cầu các nhà kinh doanh cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ lần đầu tiên vào thị trường Châu Âu phải thực hiện “trách nhiệm giải trình”. EUTR có giá trị pháp lý tại 27 nước thành viên.
  • Ngày 20/5/2017, Luật gỗ sạch có hiệu lực ở Nhật Bản. Theo đó, các nhà nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Nhật Bản phải thực hiện trách nhiệm giải trình.
  • Năm 2018 Hàn Quốc ban hành Đạo luật sử dụng gỗ bền vững (Act on the Sustainable Use of Wood) chính thức có hiệu lực vào tháng 3/2018. Với quy định pháp lý này, Tổng cục Lâm nghiệp Hàn Quốc đã chính thức áp dụng cơ chế khai báo nhập khẩu đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Hàn Quốc nhằm hạn chế các giao dịch thương mại gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp từ ngày 01/10/2018. Nội dung sửa đổi chính gồm có: 1. Khai báo nhập khẩu; 2. Mặt hàng áp dụng; 3. Xử lý vi phạm; 4. Lưu trữ hồ sơ; 5. Đơn vị kiểm định

Điểm chung của các yêu cầu pháp lý này là các DN đưa gỗ và sản phẩm gỗ lần đầu vào nội địa của các nước này phải thực hiện trách nhiệm giải trình (Due diligence). Từ đó, các nhà nhập khẩu gỗ ngày càng yêu cầu các nhà cung ứng của Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản để quản lý chuỗi cung gỗ. Đồng thời, việc gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại gần đây đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống ứng phó tốt hơn. Do đó, việc xây dựng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng gỗ không những hỗ trợ DN mở rộng thị trường mà còn giúp DN năng lực để tham gia vào các vụ việc kiện phòng vệ thương mại.

Để xây dựng hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ, DN thực hiện các bước sau:

Xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình bao gồm:

  1. Xác định/ nhận diện rủi ro pháp lý của gỗ đi vào chuỗi cung từ bất kỳ nguồn nào (nhập khẩu hoặc trong nước).
  2. Đánh giá rủi ro
  3. Giảm thiểu rủi ro

Để hỗ trợ xây dựng hệ thống trách nhiệm giải trình đáng tin cây, DN cần chuẩn bị và thực hiện các hoạt động sau:

  • Áp dụng các phần mềm kế toán/ quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp.
  • Quản lý chuỗi cung gỗ (lập sơ đồ chuỗi cung ứng gỗ, bao gồm gỗ nguyên liệu và thành phẩm. Xác định các điểm kiểm soát quan trọng để kiểm soát)

                                

Điểm kiểm soát 1 2 3 4 5
Vị trí/ khu vực XYZ Kho gỗ Vận chuyển Bãi gỗ Rừng
Hoạt động Kho Vận chuyển Kho Khai thác
Các tài liệu liên quan
Rủi ro tiềm năng xác định
  • Lưu trữ hồ sơ và sẵn sàng cho việc kiểm tra/ xác minh
  • Chụp để lưu chứng từ và thường xuyên kiểm tra để bổ sung chứng từ
  • Dùng các công cụ để kiểm soát chuỗi cung. Bao gồm:
  • Lập và lưu trữ thông tin chuỗi cung gỗ bao gồm các thông tin sau:
TT Thông tin Chi tiết
1 Thông tin chung –   Mã số và tên nhà cung ứng:

DN lập mã số nhà cung ứng để tiện cho việc tìm kiếm. Mỗi nhà cung ứng được đánh số theo thứ tự. Mã số có thể bao gồm ký tự và số hoặc chỉ là số

–   Tên quốc gia của nhà cung cấp

Nhập chi tiết tên quốc gia cung ứng giúp xác định mức độ rủi ro quốc gia/ vùng địa lý nơi DN được thành lập hoặc đặt trụ sở.

–   Chứng nhận của nhà cung ứng và mã số chứng nhận

–   Kiểm tra tình trạng chứng nhận của nhà cung ứng. VD: Nhà cung ứng có chứng nhận FSC CoC, …

2 Thông tin về sản phẩm –   Mã sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh, bộ phận cấu thành, cấu kiện gỗ)

–   Mô tả sản phẩm

–   Tên thương mại và khoa học loài

–   Khối lượng

3 Nguồn gốc nguyên lieu Quốc gia khai thác và chi tiết khu vực khai thác (nếu biết)

Khả năng tiếp cận thông tin chuỗi cung: DN đánh giá mức độ tiếp cận thông tin về chuỗi cung gỗ, bao gồm các tiêu chí về tính sẵn có và khả năng cung cấp thêm các tài liệu bổ sung khi có yêu cầu.

4 Đánh giá rủi ro –   Xác định rủi ro: Dựa vào các thông tin cung cấp ở trên, DN xác định mức độ rủi ro ở mức thấp (low risk) hay xác định (identified risk). Để có kết luận về rủi ro, DN có thể tham khảo hướng dẫn xác định rủi ro theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của VIệt Nam (VNTLAS) tại: https://vietfores.org/nhan-dien-va-de-xuat-cac-bien-phap-giam-thieu-rui-ro-go-nhap-khau/. DN có thể sử dụng công cụ hỗ trợ tại: https://vietfores.org/wp-content/uploads/2021/12/DD-08-Danh-muc-Nhan-dang-Rui-ro-VIE.xlsx

 

–  Mô tả rủi ro được xác định và giải thích cách đưa ra kết luận về rủi ro.

–  Hành động giảm thiểu: Mô tả các hành động giảm thiểu được thực hiện để thu hẹp mọi lỗ hổng và rủi ro đã xác định. Tùy vào loại rủi ro và mức độ rủi ro mà DN có thể yêu cầu nhà cung ứng cung cấp tài liệu bổ sung. Ở mức độ rủi ro xác định và thường xuyên thì DN cân nhắc thay đổi nhà cung ứng hoặc thay đổi nguồn cung.

DN tham khảo các công cụ hỗ trợ xác định rủi ro các giảm thiểu sau:

Hình ảnh giao diện của trang web và danh sách các quốc gia

Mỗi quốc gia sẽ bao gồm các thông tin sau: 1- Tài nguyên rừng; 2- Sở hữu rừng; 3- Xem trực tiếp bằng hình ảnh vệ tính rừng. Việc này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thông tin chung về lâm nghiệp của quốc gia và vị trí địa lý và tình trạng rừng tại khu vực mà gỗ được khai thác.

Tìm kiếm hình ảnh và các phân tích thông tin lâm nghiệp của Cameroon

Giao diện trang web cung cấp các quy định pháp lý về gỗ của Úc, Liên minh châu Âu (EU), Anh Quốc và Hoa Kỳ.
  • Tra cứu về khai thác trái phép liên quan đến một loài, quốc gia hay công ty,… cụ thể tình trạng sản xuất và tuân thủ pháp luật của DN tại https://www.google.co.uk/alerts#

Ngoài ra, DN có thể đăng ký tham gia các lớp tập huấn trực tuyến về tăng cường năng lực thực hiện trách nhiệm giải trình do GIZ tổ chức tại: https://traininghub.preferredbynature.org/courses/trach-nhiem-giai-trinh-trong-nhap-khau-go-tai-vietnam

Kính gửi: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Doanh nghiệp chúng tôi nhập khẩu loài thuộc Phụ lục CTIES (Công ty Thành Thịnh). Chúng tôi đang trong quá trình ký hợp đồng và các thủ tục nhập khẩu gỗ từ Ghana thì được biết thông tin một số loài thương mại chính của DN đã được Ban thư ký bỏ phiếu thông qua bổ sung vào phụ lục II của CITES. Các loài thực vật mới sẽ có hiệu lực trong thời gian 90 ngày kể từ ngày cuộc họp. Trong thời gian này, các lô hàng gỗ nhập khẩu về VN có được hưởng cơ chế tiền công ước không? xin hướng dẫn về thủ tục xin giấy phép tiền công ước.

 

Theo quy định tại khoản c điểm 1 điều XV của Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (Sau đây viết tắt là Công ước CITES), các sửa đổi, bổ sung đã được chấp thuận tại phiên họp sẽ có hiệu lực sau kỳ họp 90 ngày. Trong quá trình này, DN vẫn thực hiện thương mại gỗ như bình thường.

Theo khoản 27 Điều 3 của Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, mẫu vật được coi là tiền công ước là mẫu vật có được trước ngày loài đó được quy định tại các Phụ lục CITES hoặc trước khi quốc gia thành viên gia nhập, trong các trường hợp sau:

  1. a) Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống tự nhiên của chúng;
  2. b) Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát;
  3. c) Chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật.

Gỗ vào nội địa của Việt Nam sau khi thông quan là đối tượng tiền công ước. Gỗ về Việt Nam trước ngày thông báo có hiệu lực, DN tái xuất khẩu gỗ này thì phải nộp hồ sơ xin Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước. DN căn cứ vào Điều 27 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể:

  • Đề nghị cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước theo mẫu số 15
  • Bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật

Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp phép:

  1. a) DN gửi trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ sơ tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
  2. b) Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp chứng chỉ CITES mẫu vật tiền Công ước. Trường hợp cần tham vấn các cơ quan có liên quan, thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân biết.

Kính gửi: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Chúng tôi được biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy định mới thay thế Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT về quản lý và truy suất nguồn gốc lâm sản. Quy định mới này sẽ tác động đến doanh nghiệp nhập khẩu gỗ như thế nào? Các quy định về quản lý chuỗi cung ứng gỗ thuộc phụ lục CITES ra sao? doanh nghiệp sẽ tuân thủ quy định nào để quản lý chuỗi cung gỗ nhập khẩu?

Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản. DN có thể xem chi tiết văn bản tại 64-26-2022-TT-BNNPTNT1

Các quy định về gỗ nhập khẩu sẽ vẫn áp dụng theo Điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. Tuy nhiên, đối với gỗ thuộc các phu lục CITES, chủ gỗ phải thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Lập bảng kê lâm sản có xác nhận của kiểm lâm đối với gỗ thuộc phụ lục CITES, bao gồm cả gỗ thuộc phụ lục CITES trước ngày 15/02/2023.

Theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 33 Hiêu lực thi hành, trong trường hợp gỗ thuộc phụ lục CITES trước thời điểm thông tư này có hiệu lực (trước ngày 15/02/2023) khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, DN phải lập bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm. Chủ lâm sản liệt kê gỗ thuộc Phụ lục CITES cất giữ tại cơ sở, lập Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi Cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận, quản lý, thời gian hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2023.

  1. Sản phẩm gỗ sản xuất từ gỗ thuộc Phụ lục CITES thuộc đối tượng phải đánh dấu mẫu vật

Theo khoản 1 điều 22 quy định đối tượng đánh dấu, các sản phẩm gỗ được sản xuất từ gỗ thuộc phụ lục II, III của CITES khi mua, bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển. Hiên nay, Chính phủ chưa quy định đánh dấu mẫu vật xuất khẩu loài thực vật thuộc phụ lục CITES nên khi tái xuất, chủ gỗ chỉ cần nộp giấy phép CITES xuất khẩu khi làm thủ tục xuất khẩu.

Chủ sản phẩm gỗ thực hiện đánh dấu trước khi vận chuyển, mua bán, chuyển giao quyền sở hữu mẫu vật. Sau khi hoàn thành đánh dấu mẫu vật, trong thời hạn 01 ngày làm việc, chủ gỗ ghi đủ các thông tin đánh dấu vào sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật bằng sổ giấy hoặc sổ điện tử theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Thông báo đánh dấu mẫu vật theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý.

Hình thức, phương pháp, trách nhiệm đánh dấu mẫu vật

Chủ gỗ tự quyết định chất liệu, kích thước và hình thức của nhãn dánh dấu phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa. Việc đánh dấu có thể thực hiện bằng tem, mã số, mã vạch, mã QR, hoặc vật liệu khác có chứa đựng đầy đủ thông tin sau:

  1. a) Tên mẫu vật;
  2. b) Tên loài: Tên phổ thông và tên khoa học. Trường hợp mẫu vật được sản xuất từ nhiều loài động vật, thực vật khác nhau, phải ghi đầy đủ tên phổ thông và tên khoa học của từng loài;
  3. c) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân bán, chuyển giao quyền sở hữu mẫu vật và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân mua, nhận chuyển giao quyền sở hữu mẫu vật;
  4. d) Định lượng mẫu vật: Là lượng mẫu vật được thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm tùy theo đặc điểm của từng loại mẫu vật;

đ) Số Sê-ri của nhãn, gồm: số của nhãn đánh dấu, tên viết tắt của tỉnh, mã số đơn vị hành chính cấp huyện, tên viết tắt của chủ mẫu vật, viết tắt 2 số của năm cấp mã số. Trong đó:

  • Số của nhãn đánh dấu: Được ghi bằng chữ số Ả-rập, theo số thứ tự tăng dần từ số 01 trở đi đến khi kết thúc năm.
  • Tên viết tắt của tỉnh tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
  • Tên viết tắt của chủ mẫu vật: Do chủ mẫu vật tự quyết định và thông báo với Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh. Trường hợp chủ mẫu vật thay đổi tên, chủ mẫu vật lựa chọn tên viết tắt mới và thông báo cho Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh để biết và quản lý.
  • Mã số đơn vị hành chính cấp huyện là mã số tương ứng với từng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được mã hóa bằng 3 chữ số theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTgngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.

Nguyên tắc đánh dấu:

  • Một sản phẩm được đánh dấu bằng một nhãn đánh d ấu. Nhãn đánh dấu mẫu vật được gắn trực tiếp lên sản phẩm hoặc trên bao bì, vật dụng lưu giữ, đảm bảo có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường hoặc thiết bị đọc và tránh làm giả.
  • Nhãn đánh dấu gắn trực tiếp lên mẫu vật phải đảm bảo khi bóc nhãn đánh dấu sẽ bị rách, bị hỏng và không thể sử dụng lại. Trường hợp các mẫu vật được chứa đựng cùng một bao bì, vật dụng lưu giữ, nhãn lâm sản phải gắn ở những vị trí mà khi mở bao bì, vật dụng đó thì nhãn đánh dấu sẽ bị rách, bị hỏng và không thể sử dụng lại.

Hình ảnh sản phẩm gỗ được dãn mã vạch (QR code)

Nhãn dán vào gỗ trực tiếp (ảnh minh họa)

Kính gửi: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Chúng tôi là doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp gỗ từ Ghana. Được biết CITES đã thông báo việc sửa đổi bổ sung một số loài vào danh mục CITES. Nhà cung ứng bản địa cho chúng tôi biết là Ghana đang xem xét bảo lưu chưa thực hiện thông báo. Tuy nhiên, đến nay DN vẫn chưa nhận được thông báo chính thức nào từ các cơ quan chức năng. Làm thế nào để biết một quốc gia sẽ bảo lưu việc thực hiện thông báo của Ban thư ký.

Sau cuộc họp ban thư ký công ước CITES, các quốc gia thành viên sẽ thông báo cho các bên liên quan để thực thi danh mục loài sửa đổi, bổ sung.

DN và các nhà cung ứng gỗ bản địa chủ động liên lạc với CITES và các cơ quan chức năng quản lý lâm nghiệp nước sở tại để cập nhật thông tin. Thông tin chi tiết liên lạc cơ quan quản lý CITES Ghana như sau:

  1. Ủy ban Lâm nghiệp (Forestry Commission)

Phòng động vật hoang dã (Wildlife Division)- Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép cá chứng chỉ

Điện thoại +233 (20) 819 08 41; +233 (24) 169 18 95

Email: info.wd@fcghana.org; amansiejacobu@yahoo.com; baboateng.wd@fcghana.org

Địa chỉ: P.O. Box MB 239; Ministries Post Office; Accra

  1. Ủy ban lâm nghiệp (Forestry Commission)

Điện thoại: +233 24 475 04 57 (Mobile); Người liên lạc: Mrs. Alberta Gota; Email: aagotah@gmail.com; adjeibiragoalberta@yahoo.co.uk; Địa chỉ: P.O. Box MB 239. Ministries Post Office. Accra

Theo khoản c Điều XV của Công ước CITES quy định các sửa đổi, bổ sung đối với phụ lục I và II: “Các sửa đổi, bổ sung đã được chấp thuận tại phiên họp sẽ có hiệu lực sau kỳ họp 90 ngày trừ các sửa đổi, bổ sung cần được bảo lưu phù hợp với khoản 3 của Điều này”. Điều này có nghĩa là một quốc gia sẽ bảo lưu chưa thực hiện thông báo của Ban thư ký về sửa đổi, bổ sung loài vào các phụ lục của CITES. Điều XVI quy định mọi thành viên đều có thể thông báo bằng văn bản cho quốc gia đăng cai để giành quyền bảo lưu các loài, các bộ phận hoặc chế phẩm cho tới khi sự bảo lưu đó được rút bỏ. Quốc gia này sẽ được coi như là một quốc gia chứ không phải là một thành viên của Công ước này về buôn bán các loài, các bộ phận hoặc các chế phẩm có liên quan.

Như vậy, nếu một quốc gia quyết định bảo lưu không thực hiện các thông báo của CITES, quốc gia này sẽ không được coi là thành viên của công ước CITES. Nhập khẩu gỗ từ quốc gia này sẽ thực hiện như nhập khẩu gỗ thông thường, không thuộc các phụ lục của CITES.

Kính gửi: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Tôi nhập khẩu gỗ gõ có tên khoa học là Afzelia bipindensis từ Trung Quốc. Gỗ được khai thác từ Ghana nhưng trên C/O không thể hiện quốc gia khai thác mà chỉ thể hiện quốc gia xuất khẩu là Trung Quốc. Vậy chúng tôi có phải kê khai thông tin vào Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu ban hành kèm  theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam hay không?

Theo Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam quy định hồ sơ gỗ nhập khẩu. Tại điểm c khoản 2 quy định gỗ nhập khẩu không thuộc loài thuộc các phụ lục của CITES hoặc gỗ có giấy phép FLEGT (hiện nay duy nhất chỉ Indonesia đã vận hành hệ thống cấp phép FLEGT) thì chủ gỗ phải thực hiện kê khai thông tin vào Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

  • Do loài Afzelia bipindensis không thuộc danh mục loài CITES (không có trong danh mục ban hành kèm theo thông báo số 296TB-CTVN-HTQT ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam) và do nhập khẩu từ quốc gia chưa cấp giấy phép FLEGT nên theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP nêu trên, DN phải thực hiện kê khai Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03.
  • Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu bao gồm ba phần: Phần A Thông tin chung về lô hàng, phần này bắt buộc chủ gỗ phải kê khai; Phần B Mức độ rủi ro của lô hàng nhập khẩu và Phần C Tài liệu bổ sung. Để xác định mức độ rủi ro của lô hàng nhập khẩu doanh nghiệp căn cứ vào loại gỗ rủi ro và vùng địa lý tích cực.
  • Xác định loại gỗ rủi ro: Để biết loài Afzelia bipindensis có thuộc danh mục loài rủi ro hay không, DN tham khảo hướng dẫn tại https://vietfores.org/danh-muc-loai-go-rui-ro-khi-nhap-khau-vao-viet-nam/. Cụ thể, loài Afzelia bipindensis không phải là loài nguy cấp, quý hiếm quy định tại Nghị định 09/2019/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2019 và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ. Loài Afzelia bipindensis không phải loài lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam (loài thuộc danh mục loài đã nhập khẩu vào Việt Nam được ban hành tại Quyết định 2752/QĐ-BNN-TCLN ngày 20/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Do đó, gỗ mà DN nhập khẩu không thuộc loại rủi ro.
  • Xác định vùng địa lý tích cực: DN nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc có nguồn gốc khai thác từ Ghana thì quốc gia xuất khẩu gỗ vào Việt Nam theo quy định tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP là Trung Quốc. Căn cứ vào danh sách vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào việt nam ban hành kẻm theo quyết định số 4832/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/11/2020, Trung Quốc thuộc vùng địa lý tích cực.

Do đó, DN chỉ kê khai thông tin chung về lô hàng tại mục A và đánh dấu vào ô B1. DN không phải kê khai mục C và D trong mẫu số 03.

Kính gửi: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Trước đây công ty có nhập khẩu loại gỗ có tên thương mại là padouk và tên khoa học là Pterocarpus soyauxii. Trong bản dự thảo đề xuất danh mục 52 loài động thực vật đưa vào các phụ lục của CITES có tên loài Pterocarpus spp (chi châu Phi). Chữ “spp” có ý nghĩa là gì và loài Pterocarpus soyauxii có nằm trong danh mục dự thảo hay không? Khi loài này được đưa vào phụ lục CITES thì DN sẽ phải thực hiện các thủ tục gì khi nhập khẩu vào Việt Nam?

Trong thông báo ngày 9 tháng 9 năm 2022 gửi đến các bên, Ban thư ký công ước CITES đã đề xuất danh mục 52 loài động thực vật để đưa vào các phụ lục của CITES. Đề xuất này đã được thảo luận tại kỳ họp tháng 11 năm 2022. Trong đó có sửa đổi, bổ sung 11 loài thực vật sau:

TT Tên khoa hoc Diễn giải Các thay đổi đề xuất Tình trạng
1 Handroanthus spp, Roseodendron spp. and Tabebuia spp. (Trumpet trees) Đưa vào Phụ lục II
2 Rhodiola spp. (Stonecrops) Đưa vào Phụ lục II Chưa nhập khẩu vào VN
3 Afzelia spp. (African populations) (Pod mahoganies)

(Quần thể châu Phi)

Đưa vào Phụ lục II
4 Dalbergia sissoo (North Indian rosewood) Cẩm lai (Bắc Ấn Độ Xóa khỏi phụ lục II
5 Dipteryx spp. (Cumaru) Lim vàng Nam Mỹ Đưa vào Phụ lục II
6 Paubrasilia echinata (Brazil wood) Chuyển từ Phụ lục II sang Phụ lục I Chưa nhập khẩu vào VN
7 Pterocarpus spp. (African populations) Gỗ hương

(Quần thể châu Phi)

Đưa vào Phụ lục II với chú thích và sửa đổi chú thích cho Pterocarpus erinaceus và P. tinctorius
8 Pterocarpus erinaceus Giáng hương Tây Phi Đưa vào Phụ lục II với chú thích và sửa đổi chú thích cho Pterocarpus erinaceus và P. tinctorius
9 Pterocarpus tinctorius (Padauk) Gỗ Hương châu Phi Đưa vào Phụ lục II với chú thích và sửa đổi chú thích cho Pterocarpus erinaceus và P. tinctorius
10 Khaya spp. (African populations) (African mahoganies) Xà cừ

(Quẩn thể châu Phi)

Đưa vào Phụ lục II
11 Orchidaceae spp. Sửa đổi chú thích Chưa nhập khẩu vào VN

Pterocarpus spp. (African populations) là tất cả các loài thuộc chi giáng hương (Pterocarpus) phân bố ở châu Phi. Do đó, loài Pterocarpus soyauxii mà công ty đã nhập sẽ thuộc loài thuộc phụ lục CITES. Tuy nhiên, danh mục trên là dự thảo và sẽ đưa ra thảo luận tại kỳ họp tháng 11 năm 2022 và có thể sửa đổi khi các nước có ý kiến. Nếu nhất trí với dự thảo danh mục này, cơ quan CITES Việt Nam sẽ ban hành bản thông báo rộng rãi dự kiến vào đầu tháng 12 năm 2022. Thời gian áp dụng là 3 tháng sau khi ra thông báo.

Khi loài này đưa vào Phụ lục CITES, DN áp dụng Điều 12 của Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Lưu ý: DN kiểm tra kỹ tên loài và các thông báo chính thức của CITES. Khi loài này được xếp vào Phụ lục I, các loài trong tự nhiên sẽ bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại. Điều này có nghĩa rằng, DN không nên mua gỗ thuộc các loài này ngay cả khi thông báo chưa có hiệu lực vì nếu DN chưa thể đưa gỗ vào nội địa trước ngày thông báo có hiệu lực thì DN vẫn phải làm các thủ tục xin cấp phép.

Kính gửi DN,

Ban thư ký CITES thông báo ngưng cấp phép CITES vì mục đích thương mại đối với loại gỗ Cocobolo (Dalbergia retusa) kể từ 1/12/2022.

DN có thể xem thông báo tại: 61-E-Notif-2023-057

VP Hiệp hội gỗ & LSVN kính báo!

Kính gửi VIFOREST,

Chúng tôi là DN nhập khẩu gỗ gõ từ Cameroon. Chúng tôi được biết có nhiều loài thực vật đã được Ban thư ký Công ước CITES quyết định đưa vào Phụ lục II nhưng đến thời điểm này, tuy cuộc họp Ban thư ký đã kết thúc nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được thông báo và hướng dẫn từ các cơ quan chức năng về việc sửa đổi, bổ sung danh mục loài mới và thủ tục nhập khẩu các loài này. Chúng tôi rất hoang mang vì các hợp đồng đã được ký và giao dịch đã diễn ra trước ngày các bên đề xuất bổ sung. Nay xin VIFOREST cung cấp cho chúng tôi danh sách chi tiết loài và làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi chúng tôi vẫn tiếp tục nhập khẩu loài này.

Trân trọng cảm ơn,

Kính gửi DN,

Hội nghị Ban thư ký Công ước CITES đã diễn ra từ 14/11-25/11/2022, tại Parama. Cuộc họp lần này nhằm mục tiêu thảo luận và thông qua các đề xuất sửa đổi, bổ sung 52 loài động thực vật, trong đó có 11 loài thực vật. Cụ thể, chi gõ gồm 4 loài sau đã được hội nghị bỏ phiếu nhất trí đưa vào Phụ lục II của công ước CITES như sau:

  1. Afzelia Africana (Doussie, lingue)
  2. Afzelia Bella (Doussie, azodau)
  3. Afzelia bipindensis (Red Doussie)
  4. Afzelia pachyloba (White Doussie)

Ngày 7/12/2022, Bộ Lâm nghiệp và động vật hoang dã Cameroon đã ra thông báo về việc sửa đổi và bổ sung các loài thực vật vào các phụ lục của CITES. Theo đó, Cameroon sẽ bắt đầu áp dụng cấp giấy phép CITES xuất khẩu các loài này kể tử ngày 18/02/2023. DN có thể xem văn bản tại đường link: https://vietfores.org/wp-content/uploads/2023/01/16-Thong-bao-cua-CAMEROON.pdf

Ngày 03/01/2023, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam đã thông báo số 03/CTVN về kết quả biểu quyết các đề xuất sửa đổi, bổ sung Phụ lục CITES. Theo đó tất cả các loài thuộc chi gõ phân bố tại châu Phi đưa vào phụ lục II bao gồm các dạng gỗ tròn, gỗ xẻ, tấm verneer, ván ép và gỗ chuyển hóa. Thời gian bắt đầu áp dụng là 90 ngày kể từ ngày diễn ra hội nghị. DN xem văn bản tại: https://vietfores.org/wp-content/uploads/2023/01/63-CTVN-Tb-kq-bie%CC%82%CC%89u-quye%CC%82%CC%81t-ta%CC%A3i-COP19.pdf

Ngày 12/01/2023, Ban thư ký CITES ra thông báo số 2023/005 về việc các điều chỉnh Phụ lục I và Phụ lục II của CITES đã thông qua tại hội nghị các bên lần thứ 19 tại Parama từ 14-25/11/2022. Theo đó, các thông báo của Ban thư ký sẽ có hiệu lực kể từ ngày 23/02/2023. DN xem văn bản tại: https://vietfores.org/wp-content/uploads/2023/01/16-CITES-E-Notif-2023-005.pdf

Doanh nghiệp vẫn thực hiện các hợp đồng trong thời gian thông báo chưa có hiệu lực nhưng lưu ý thời điểm đưa gỗ ra khỏi nước xuất khẩu. Đối với các lô hàng ra khỏi nước xuất khẩu trước ngày thông báo có hiệu lực nhưng gỗ về cảng đích ở VN sau ngày thông báo có hiệu lực thì DN phải xin giấy phép CITES nhập khẩu. Hồ sơ xin giấy phép CITES nhập khẩu bao gồm Đơn đề nghị cấp giấy phép CITES theo mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và bộ hồ sơ nhâp khẩu gỗ bao gồm bill of lading, kiểm dịch (Phytosanitary), hóa đơn thương mại (commercial invoice), hợp đồng (contract), bảng kê gỗ (packing list) và chứng nhận xuất xứ (certification of origin). Cơ quan quản lý CITES sẽ xác minh hồ sơ với cơ quan CITES của nước xuất khẩu trước khi cấp phép nhập khẩu cho DN.

Trong trường hợp này, để giảm thiểu rủi ro, VIFOREST khuyến nghị doanh nghiệp như sau:

  • Thời gian xác minh phụ thuộc nhiều vào thời gian phối hợp xác minh của cơ quan chức năng của nước xuất khẩu. Do đó, để giảm thời gian chờ và giảm chi phi lưu cảng, doanh nghiệp nên nộp hồ sơ xin cấp phép CITES nhập khẩu ngay khi gỗ rời khỏi nước xuất khẩu.
  • Thông báo cho nhà cung ứng và nhờ họ hỗ trợ thúc đẩy quá trình xác minh tại nước xuất khẩu.
  • Liên lạc với các cơ quan chức năng và VIFOREST để có thông tin cập nhật về các sửa đổi, bổ sung và đăng ký nhận các thông báo từ Ban thư ký của công ước CITES.
  • Sau cuộc họp Ban thư ký, các quốc gia thành viên của công ước sẽ tính toán khả năng cung ứng vì mục đích thương mại các loài thuộc các phụ lục của CITES ở trong nước nhằm mục đích không khai thác quá mức tăng trưởng và bảo tồn loài. Sau đó, các quốc gia này sẽ công bố hạn ngạch xuất khẩu (export quota) hàng năm. Do đó, để giảm thiểu rủi ro nguồn cung, DN nên cập nhật thông tin về hạn ngạch xuất khẩu loài gõ của Cameroon tại: https://cites.org/eng/resources/quotas/export_quotas?field_country_target_id=All&field_species_target_id=&field_date_value%5Bmin%5D=2000-01-01&field_date_value%5Bmax%5D=2022-12-31

Doanh nghiệp thực hiện các bước sau để tải công cụ tìm kiếm hạn ngạch xuất khẩu:

Bước 1: DN kick chuột vào ô Export Quota Tool (khoanh tròn màu đỏ như hình dưới)

Bước 2: Kick chuột vào mục Species (hình số 1 màu đỏ khoanh tròn trong hình bên dưới) để tìm tên loài đã có hạn ngạch xuất khẩu và lựa chọn mục Year (hình số 2 màu đỏ khoanh tròn trong hình bên dưới) để tìm năm áp dụng.

Bước 3: Nhập tên loài vào ô trống mục Species và chọn APPLY. Trong hình bên dưới, DN sẽ thấy loài trắc có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis được Việt Nam nộp lên Ban thư ký ngày 18/3/2022 với hạn ngạch là 0.

  • DN có thể tra cứu thông tin thương mại của một loài cụ thể và các quốc gia xuất khẩu, nguồn gốc bằng cách truy cập trang web của Ban thư ký link: https://trade.cites.org/en/cites_trade/#

Dữ liệu tìm kiếm cho thấy năm 2020 loài giáng hương tây phi được DN Việt Nam nhập khẩu từ Senegal với số lượng 347 m3.

  • Trong dài hạn, doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên những dấu hiệu và nhận biết tiềm năng CITES có thể bổ sung loài mới vào danh mục CITES. Ví dụ gần đây nhất là ngày 13/01/2023, Israel đề xuất đưa loài Daboia palaestinae (Palestine viper) vào phụ lục III và đề xuất sự hỗ trợ của các bên trong việc kiểm soát loài này. Như vậy, loài này sẽ được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thường niên 2023 và có thể các bên sẽ bỏ phiếu đồng thuận theo đề nghị.

Trân trọng,

VP VIFOREST

Đặt câu hỏi

  • Hướng dẫn đặt câu hỏi

    Chọn lĩnh vực hỏi đáp phù hợp

    Bố cục câu hỏi nên bao gồm 2 phần. Phần 1 mô tả vấn đề và phần 2 khó khăn, vướng mắc cần giải đáp

    Điền địa chỉ email để nhận câu trả lời

    Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam sẽ trả lời câu hỏi của tổ chức/ cá nhân trong 3 ngày làm việc. Câu hỏi và câu trả lời hay sẽ được lựa trọn để chia sẻ lên mục hỏi đáp DDS

    • Chọn lĩnh vực hỏi đáp:

      Họ tên:

      Email:

      Điện thoại:

      Câu hỏi và câu trả lời hay sẽ được lựa trọn để đăng lên phần hỏi đáp DDS

    • Dịch vụ công

    • Contact Me on Zalo
      0983.477.178