Hỏi đáp Giải trình gỗ nhập khẩu

#
Tiêu đề
Lĩnh vực
Ngày trả lời

Câu hỏi:  Quy định về tiền công ước theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Cụ thể, tại Điều 7 quy định Mẫu vật tiền Công ước là mẫu vật có được trước ngày loài đó được quy định tại các Phụ lục CITES hoặc trước khi quốc gia thành viên gia nhập, trong các trường hợp: a) Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống tự nhiên của chúng; b) Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát; c) Chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật. Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu đã đưa gỗ ra khỏi cảng của nước xuất khẩu trước ngày loài đó được đưa vào Phụ lục CITES có thuộc đối tượng tiền công ước hay không? Doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục gì để nhập khẩu loại gỗ này. Theo điểm d, khoản 2 Điều 25 của Nghị định 06/2019/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép CITES nhập khẩu bao gồm hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc giấy phép CITES tiền công ước. Như vây, trong trường hợp này Doanh nghiệp không có giấy phép CITES nhập khẩu thì có cần phải có thêm giấy tờ khác hay không? Là những giấy tờ gì?

Gỗ đã xuất ra khỏi cảng của nước xuất khẩu trước ngày quy định của CITES áp dụng đối với loài đó, thì mẫu vật đó là mẫu vật tiền Công ước.

Về hồ sơ nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước, điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ gồm: (1) Bản chính đơn đề nghị và (2) Bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền công ước hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ của Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp.

Tại khoản 2 Điều VII Công ước CITES quy định: “Trường hợp Cơ quan Quản lý của nước xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu chấp thuận rằng mẫu vật có được trước khi các điều khoản hiện hành của Công ước được áp dụng đối với mẫu vật đó, thì không áp dụng các quy định tại Điều III, IV và V, và Cơ quan Quản lý sẽ cấp một chứng chỉ xác nhận đối với mẫu vật đó”.

Như vậy, trường hợp mẫu vật gỗ đã ra khỏi cảng của nước xuất khẩu trước ngày loài đó được đưa vào Phụ lục CITES và đến cảng Việt Nam sau ngày loài đó được đưa vào Phụ lục CITES, tổ chức, cá nhân cần nộp cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tài liệu chứng minh mẫu vật tiền công ước (bản sao, giấy phép, chứng chỉ của Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp hoặc mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống tự nhiên của chúng như giấy phép khai thác; Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát – Giấy chứng nhận mẫu vật từ cơ sở trồng cấy và trước thời điểm các quy định của CITES áp dụng đối với loài đó bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu; Chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật – hồ sơ mua bán).

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam thì “Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp”, bao gồm: khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định liên quan của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ xuất khẩu vào Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần cung cấp thêm cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam các tài liệu sau:

(1) Tài liệu chứng minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ, như: Giấy phép khai thác, mua bán hoặc trồng cấy, Giấy chứng nhận nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật của nước xuất khẩu/ nước khai thác, .v.v.

(2) Tài liệu chứng minh lô hàng được xuất khẩu hợp pháp theo quy định của nước xuất khẩu (Ví dụ: Tờ khai hải quan).

Kính gửi DN,

Ban thư ký CITES thông báo rút lại đề xuất thương mại các loài thuộc phụ lục CITES với Angola. Thông báo No. 2024/033 ngày 7/2/2024 hết hiệu lực.

Xem chi tiết thông báo tại: 130-E-Notif-2024-061

Chi tiết vui lòng liên hệ: Văn phòng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN hotline: 0983477178

VP Hiệp hội kính báo!

Ngày 15/12/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông ban hành mã HS mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thuộc các phụ lục CITES. Mã HS được liệt kê bao gồm: HS 44 và 94.

Xem văn bản tại: 152-Bộ NN&PTNT_Danh muc g&SPG thuoc phu luc CITES

4

Kính gửi DN,

Ban thư ký CITES ra thông báo đình chỉ thương mại các loài thuộc phụ lục CITES với Angola cho đến khi có thông báo mới. Khuyến khích các bên cấp giấy phép nhập khẩu loài thuộc phụ lục II tham vấn (hỏi ý kiến về) danh sách trong quá trình xử lý đơn xin cấp phép. Trân trọng thông báo, VP Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN.

Xem thông báo tại: https://vietfores.org/wp-content/uploads/2024/02/118-E-Notif-2024-033.pdf

Trân trọng,

VP Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN

Kính gửi DN,

Ban thư ký công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ra thông báo đình chỉ thương mại các loài thuộc phụ lục CITES vì mục đích thương mại từ ba quốc gia Oman, Libya, Dominica. Chi tiết văn bản xem tại:

  1. E-Notif-2024-032 (Suspend trade from Oman): https://vietfores.org/wp-content/uploads/2024/02/117-E-Notif-2024-032-Suspend-trade-from-Oman.pdf
  2. E-Notif-2024-031 (Suspend trade from Libya): https://vietfores.org/wp-content/uploads/2024/02/117-E-Notif-2024-031-Suspend-trade-from-Libya.pdf
  3. E-Notif-2024-030 (Suspend trade from Dominica): https://vietfores.org/wp-content/uploads/2024/02/117-E-Notif-2024-030-Suspend-trade-from-Dominica.pdf

Trân trọng,

Văn phòng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN

Một số lưu ý khi thương mại hàng hóa sang Nigeria

Theo nguồn vietnamexport.com, những thách thức tiềm tàng khi kinh doanh ở Nigeria bao gồm tham nhũng, đe dọa mạng và rủi ro chính trị với bạo lực, khủng bố và bắt cóc đòi tiền chuộc vẫn còn hiện diện Hơn nữa, những điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn và sự biến động của thị trường liên quan đến tỷ giá, sự khan hiếm ngoại tệ, sự mất niềm tin cao độ của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như sự chảy máu chất xám, nguồn nhân lực cao của Nigeria sang các nước phát triển… là những trở ngại khác cần được quan tâm và theo dõi khi doanh nghiệp Việt Nam đang cân nhắc việc đầu tư, kinh donh tại Nigeria. Một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại các nước châu Phi nói chung và tại Nigeria nói riêng:

  1. Các doanh nghiệp khi giao dịch tại khu vực châu Phi cần thẩm tra, xác minh doanh nghiệp kỹ trước khi thực hiện hợp tác và ký kết hợp đồng. Để tránh bị rủi ro, khi ký hợp đồng xuất khẩu-nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước nên áp dụng hình thức thanh toán “Thư tín dụng không hủy ngang, thanh toán ngay (Irrevocable L/C, At sight).
  2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nếu thanh toán theo hình thức đặt cọc thì nên yêu cầu đối tác đặt cọc ở mức cao, khoảng từ 30% – 50% giá trị đơn hàng, nhất là đối với các đơn hàng mới và lần đầu.
  3. Không nên chuyển tiền với bất cứ hình thứ nào khi đối tá đề nghị, ví dụ: phí môigiới, phí luật sư, v.v.
  4. Để tìm kiếm khách hàng tại châu Phi, doanh nghiệp nên liên hệ với các Thương vụ- Đại sứ quán Việt Nam tại các nước châu Phi và các Đại sứ quán châu Phi tại Hà Nội.

Kính gửi DN,

Ban thư ký công ước CITES đã ban hành thông báo về việc cấm thương mại các loài thuộc phụ lục CITES đồi với Guinea. Thông báo này thay thế thông báo số 2022/82 ngày 5/12/2022.

Xem thông báo tại: 104-E-Notif-2023-128

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ VP Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN hotline: 0983477178; email: info@vietfores.org.vn

 

Kính gửi: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Doanh nghiệp nhập khẩu gỗ GÕ ĐỎ từ South sudan và quá cảnh qua Uganda và Kenya. Nguồn gốc gỗ từ South Sudan và nước này không tham gia công ước về Cites. Em muốn hỏi là việc nhập khẩu gỗ từ nước không tham gia Cites có cần xin giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam không ạ, hoặc cần giấy tờ gì.? Trong trường hợp South sudan cấp hạn ngạch xuất khẩu (Quota) thì DN có được nhập khẩu không ạ?. Hoặc sau ngày 24/2/2023 nếu Em tiếp tục nhập khẩu gỗ gõ đỏ có nguồn gốc south sudan thì có cần phải giấy phép Cites nữa không ạ. Em cảm ơn.

Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) là một hiệp ước đa phương. Công ước được đưa ra ký kết năm 1973 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1975. Công ước CITES chỉ áp dụng ở các quốc gia thành viên thực hiện công ước (175 quốc gia thành viên). Do đó, khi thông báo về việc sửa đổi, bổ sung các loài gõ đỏ vào phụ lục II của CITES (ngày 24/2/2023), tất cả các lô hàng nhập khẩu các loài thuộc các phụ lục CITES từ các quốc gia thành viên phải có giấy phép CITES xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia này, trừ khi một trong các quốc gia nộp bảo lưu không thực hiện thông báo. Tuy nhiên, nhập khẩu gỗ thuộc các phụ lục của CITES từ các quốc gia không tham gia công ước thì không yêu cầu giấy phép CITES và DN thực hiện nhập khẩu như bình thường.

Nam Sudan (South Sodan) không tham gia là thành viên của CITES. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể liên lạc với Bộ bảo tồn hoang dã và du lịch của Nam Sudan để biết thêm thông tin về các quy định khai thác và xuất khẩu gỗ. Chi tiết liên lạc như sau:

Bộ bảo tồn hoang dã và du lịch

Điện thoại:  +211 913 152 374

Người liên lạc: Bà Lona Nalurit Darius Gore-Director, Multilateral Environment Agreements

Email: lonagore2005@gmail.com

Lưu ý: Hạn ngạch của một quốc gia đưa ra là một kế hoạch cho việc khai thác và thương mại gỗ với các loài nguy cấp quy hiếm. Hạn ngạch chỉ là một bằng chứng pháp lý chứ không phải là một tài liệu bắt buộc để thông quan. Nhập khẩu gỗ thuộc các phụ lục CITES từ các quốc gia thành viên phải có giấy phép CITES xuất khẩu.

Đặt câu hỏi

  • Hướng dẫn đặt câu hỏi

    Chọn lĩnh vực hỏi đáp phù hợp

    Bố cục câu hỏi nên bao gồm 2 phần. Phần 1 mô tả vấn đề và phần 2 khó khăn, vướng mắc cần giải đáp

    Điền địa chỉ email để nhận câu trả lời

    Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam sẽ trả lời câu hỏi của tổ chức/ cá nhân trong 3 ngày làm việc. Câu hỏi và câu trả lời hay sẽ được lựa trọn để chia sẻ lên mục hỏi đáp DDS

    • Chọn lĩnh vực hỏi đáp:

      Họ tên:

      Email:

      Điện thoại:

      Câu hỏi và câu trả lời hay sẽ được lựa trọn để đăng lên phần hỏi đáp DDS

    • Dịch vụ công

    • Contact Me on Zalo
      0983.477.178